Banner Image

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

  • 09/07/2024

  • 307 Lượt xem

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt là qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện của người bệnh. Bài viết dưới đây, Dược phẩm Khang Quốc sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. 

 

Bệnh bệnh hầu là gì?

Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch. Đặc trưng của bệnh là sự hình thành giả mạc màu trắng xám ở các vị trí như tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản và mũi. Trong một số trường hợp, bệnh có thể ảnh hưởng đến da, kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch hầu là gì?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này thường tấn công mũi và họng, tạo ra độc tố lây lan qua đường máu, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây nên bệnh bạch hầu

Cách lây truyền:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Ho, hắt hơi, nói chuyện với người bệnh hoặc người mang vi khuẩn.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Dùng chung đồ vật cá nhân, đồ chơi, dụng cụ ăn uống có dính vi khuẩn.

Nguy cơ mắc bệnh:

  • Trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc đúng lịch.
  • Người lớn tuổi (trên 60 tuổi).
  • Người suy giảm miễn dịch.
  • Sống trong môi trường tập thể, quá đông đúc và chưa vệ  sinh sạch sẽ.
  • Đi du lịch đến những nơi không tiêm phòng bạch hầu.

Bệnh bạch cầu có mấy loại?

Bệnh bạch hầu có thể được phân loại thành các dạng chính sau:

Bệnh bạch hầu cổ điển

Đây là dạng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ vùng hô hấp trên bao gồm mũi, cổ họng, amidan và thanh quản. Triệu chứng có thể khác nhau tùy theo vị trí bị ảnh hưởng.

Bệnh bệnh hầu cổ điển

Bạch hầu họng, mũi:

  • Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, đau họng.
  • Xuất hiện giả mạc dày, màu trắng ngà bám chặt vào amidan hoặc lan rộng ra vòm họng.
  • Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện hạch cổ và sưng nề vùng dưới hàm.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng (trong vòng 6-10 ngày) do nhiễm độc nặng.

Bạch hầu thanh quản:

  • Xuất hiện giả mạc tại thanh quản hoặc lan xuống từ vòm họng.
  • Bệnh bạch hầu loại này  tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm.
  • Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, giả mạc có thể phát triển làm tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Bạch bạch hầu cấp ( hầu ác tính): 

  • Thường xuất hiện trong giai đoạn sớm của bệnh (ngày 3-7 sau khi khởi phát).
  • Bệnh nhân sốt cao 39-40 độ C, nhiễm trùng và nhiễm độc nặng.
  • Giả mạc trắng ngà lan rộng, hạch cổ sưng to làm biến dạng cổ (cổ bạnh).

Bệnh bạch hầu ngoài da

Bệnh bạch hầu ngoài da

Bạch hầu ngoài da là dạng bệnh bạch hầu ít gặp nhất, chỉ chiếm khoảng 1-5% tổng số ca mắc. Dạng bệnh này đặc trưng bởi các triệu chứng da liễu, bao gồm:

  • Phát ban da: Xuất hiện các nốt ban đỏ, có thể kèm theo ngứa hoặc rát.
  • Vết loét hoặc mụn nước: Hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp ở nách, bẹn, kẽ ngón tay, ngón chân. Vết loét có thể có màu vàng hoặc xám, thường không đau và có thể chảy mủ.

Bạch hầu ngoài da thường gặp ở các nước nhiệt đới hoặc những nơi có mật độ dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém. Nguyên nhân là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước trên da.

Những đường lây bệnh bạch hầu

Theo chia sẻ của bác sĩ Bùi Thu Phương, khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp.

Bệnh bệnh hầu có lây không?

Cụ thể:

  • Lây trực tiếp: Khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh thông qua ho, hắt hơi, nói chuyện.
  • Lây gián tiếp: Qua đồ dùng, quần áo, thức ăn có dính dịch tiết của người bệnh.
  • Lây qua da: Khi tiếp xúc với da người mắc bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh: 2-5 ngày, thường không có biểu hiện gì, nhưng có thể có tiền sử tiếp xúc với người bệnh hoặc trong ổ dịch.

Bệnh bạch hầu có những triệu chứng điển hình nào? 

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, ảnh hưởng chủ yếu đến mũi và họng. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu

Triệu chứng điển hình:

  • Sốt nhẹ.
  • Ho.
  • Khàn tiếng.
  • Đau họng.
  • Chán ăn.

Sau 2-3 ngày:

  • Xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, dày dai, bám chặt vào mặt sau hoặc lan rộng hai bên thành họng và dễ chảy máu. Đây là triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết của bệnh.

Cách điều trị bệnh bạch hầu

Các cách điều trị bệnh bạch hầu

Người bị bệnh bạch hầu cần được điều trị kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Quá trình điều trị thường bao gồm các biện pháp sau:

Tiêm giải độc tố đặc hiệu

  • Đây là bước quan trọng nhất trong điều trị bệnh bạch hầu.
  • Giải độc tố sẽ giúp trung hòa độc tố do vi khuẩn tiết ra, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, liệt dây thần kinh, suy thận, suy hô hấp.
  • Liều lượng và thời gian tiêm giải độc tố sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

Sử dụng kháng sinh

  • Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae - nguyên nhân gây bệnh bạch hầu.
  • Loại kháng sinh thường được sử dụng là penicillin G hoặc erythromycin.
  • Thời gian sử dụng kháng sinh thường là 10-14 ngày.

Các biện pháp hỗ trợ

  • Hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol nếu bệnh nhân bị sốt cao.
  • Giảm đau họng: Sử dụng thuốc giảm đau họng dạng ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Bù dịch: Bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch nếu bệnh nhân bị mất nước do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Hỗ trợ hô hấp: Đặt máy thở nếu bệnh nhân bị suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở do giả mạc.
  • Hỗ trợ tim mạch: Đặt máy tạo nhịp tim nếu bệnh nhân bị suy tim do biến chứng của bệnh bạch hầu.

Làm sao để phòng tránh bệnh bạch hầu?

Phòng tránh bệnh bạch hầu

Để phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch

Đây được đánh giá là một trong những biện pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất.

  • Hiện nay, có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được sử dụng, bao gồm:
    • Vắc-xin DPT (Diphtheria, Pertussis, Tetanus) dành cho trẻ em dưới 7 tuổi.
    • Vắc-xin DT (Diphtheria, Tetanus) dành cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn.
  • Lịch tiêm chủng vắc-xin bạch hầu theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
    • Trẻ em: 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 18 tháng, 6 tuổi, 11-15 tuổi.
    • Người lớn: Tiêm 10 năm/lần.

Bên cạnh đó, để phòng bệnh bạch hầu bạn nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, tăng cường sức đề kháng. Nếu phát hiện bệnh sớm, bạn nên đến bệnh viện gần nhất thăm khám và điều trị kịp thời. 

Kết luận

Bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu chúng ta nâng cao ý thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh. 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess