Banner Image

Ai dễ mắc bệnh tiểu đường nhất? 

  • 26/07/2024

  • 347 Lượt xem

Ai dễ mắc tiểu đường nhất? Có phải cứ ăn nhiều đường hay có người nhà bị bệnh tiểu đường là mình sẽ mắc bệnh? Tiểu đường là căn bệnh quái ác, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. Mặc dù vậy, nếu được phát hiện sớm, người bị tiểu đường vẫn có thể chung sống hòa bình với bệnh. Vậy đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất và làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Nam nhay nữ ai dễ mắc bệnh tiểu đường hơn?

Nhiều người thắc mắc ai dễ mắc bệnh tiểu đường nhất và nam hay nữ sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giữa nam và nữ không hề đồng đều trên toàn cầu. Thậm chí nó còn thay đổi đáng kể giữa các khu vực trong cùng một quốc gia. Ở các nước phát triển như Bắc Mỹ và Tây Âu, phụ nữ thường ít mắc bệnh hơn nam giới. Tuy nhiên, khi sang các khu vực đô thị hóa cao ở châu Á như Thái Bình Dương, tình hình lại hoàn toàn đảo ngược. 

Giới nào dễ mắc tiểu đường hơn?

Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm tỷ lệ áp đảo trong số những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy, giới tính chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như tuổi tác, chủng tộc, điều kiện sống và đặc biệt là thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến nguy cơ gây bệnh. 

Đọc ngay: Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và 2: Những điểm khác biệt quan trọng bạn cần biết

7 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

Bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, thường diễn biến âm thầm và không gây ra nhiều triệu chứng rõ rệt. Điều này khiến nhiều người chủ quan và không phát hiện bệnh kịp thời. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ai dễ mắc bệnh tiểu đường nhất. 

Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường

Di truyền có lẽ là yếu tố đầu tiên tác động đến nguy cơ mắc tiểu đường mà nhiều người nghĩ tới. Tuổi tác và gen di truyền hình thành nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người cao tuổi, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên, thường dễ mắc bệnh hơn do quá trình lão hóa tự nhiên.

Yếu tố di truyền là 1 trong những nguyên nhân gây tiểu đường

Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh tiểu đường, khả năng bạn mắc bệnh cũng tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy, bệnh tiểu đường không chỉ là vấn đề của lối sống mà còn liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền.

Người huyết áp cao hoặc bị bệnh tăng huyết áp

Tiểu đương dễ bắt gặp ở bệnh nhân cao huyết áp

Người bị cao huyết áp có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường. Tăng huyết áp và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết, giống như hai mặt của một đồng xu. Khi lượng đường huyết cao, mạch máu kém giãn nở, gây áp lực lên thành mạch và tăng huyết áp. Huyết áp cao làm tổn thương thận, cơ quan điều hòa đường huyết, khiến bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn.

Người béo phì hoặc thừa cân

Người béo phì cũng là một trong những đáp án cho câu hỏi ai dễ mắc bệnh tiểu đường nhất. Vậy tại sao lại như vậy? Người thừa cân và ít vận động giống như một chiếc máy móc bị tắc nghẽn.

Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường

Lượng mỡ thừa cản trở insulin đưa glucose vào tế bào. Khi insulin hoạt động kém, đường huyết tăng cao và dẫn đến tiểu đường. Thừa cân và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, huyết áp cao và mỡ máu cao.

Tham khảo ngay: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Tác hại của ăn nhiều đường

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến khoảng 3-20% phụ nữ mang thai. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bà bầu vẫn có thể có thai kỳ và sinh con khỏe mạnh. Do đó, khám thai định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ rất quan trọng. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và khám thai định kỳ giúp bà bầu kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Người rối loạn dung nạp glucose

Rối loạn dung nạp glucose - Nguyên nhân gây đái tháo đường

Những người gặp tình trạng đường huyết không ổn định, như rối loạn dung nạp glucose, có nguy cơ mắc tiểu đường cao. Rối loạn dung nạp glucose xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, làm tăng đường huyết. Rối loạn đường huyết lúc đói là khi mức đường huyết cao dù nhịn ăn. Cả hai tình trạng này chỉ ra vấn đề trong việc điều chỉnh đường huyết. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Người có tiền sử bệnh gan

Người mắc bệnh gan dễ bị đái tháo đường

Mối liên hệ giữa bệnh gan và tiểu đường là rất chặt chẽ. Những người có tiền sử bệnh gan dễ mắc tiểu đường nhất. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết ổn định. Khi gan bị tổn thương, khả năng chuyển hóa glucose suy giảm. Điều này dẫn đến kháng insulin và tăng đường huyết, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Ngược lại, tiểu đường cũng làm tổn thương mạch máu ở gan, gây viêm nhiễm và làm trầm trọng bệnh gan, tạo thành vòng luẩn quẩn.

Người có lượng Triglycerides và Cholesterol bất thường 

Người có lượng Triglycerides và Cholesterol không ổn định có nguy cơ mắc tiểu đường

Cholesterol HDL thấp và triglyceride cao là những yếu tố nguy cơ đáng kể cho bệnh tiểu đường. HDL có nhiệm vụ "dọn dẹp" cholesterol dư thừa trong máu, còn triglyceride là một loại chất béo. Khi lượng HDL thấp và triglyceride cao, chất béo tích tụ trong mạch máu. Nó gây xơ vữa động mạch và làm tăng kháng insulin, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cholesterol và triglyceride là rất quan trọng. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Làm sao để tránh bệnh tiểu đường?

Dù số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhưng vẫn có cách để phòng tránh căn bệnh này. Khi biết được ai dễ mắc bệnh tiểu đường nhất rồi, bạn nên có những biện pháp để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Những thay đổi nhỏ như ăn uống lành mạnh, vận động đều đặn và kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Phònh bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng cân bằng cho người tiểu đường:

  • Hạn chế chất béo và đồ ngọt: Đặc biệt là các loại mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây: Cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Chọn ngũ cốc nguyên hạt: Giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể đào thải độc tố và duy trì chức năng thận.

Vận động thường xuyên:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Có thể là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe...
  • Chọn các bài tập phù hợp với thể trạng: Tập đều đặn để tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện khả năng sử dụng insulin.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

  • Đo đường huyết: Để phát hiện sớm các bất thường và điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc men kịp thời.
  • Kiểm tra huyết áp, mỡ máu: Để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ khác.

Bỏ thuốc lá:

  • Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường: Bằng cách gây tổn thương mạch máu và làm giảm khả năng sử dụng insulin.
  • Tìm sự hỗ trợ: Nếu gặp khó khăn trong việc cai thuốc, hãy tìm đến bác sĩ hoặc các nhóm hỗ trợ.

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã biết được ai dễ mắc bệnh tiểu đường nhất. Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, người bệnh vẫn có thể  sống “hòa bình” với bệnh. 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess