Banner Image

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Tác hại của ăn nhiều đường

  • 26/07/2024

  • 525 Lượt xem

Số lượng người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Chính vì vậy nhiều người ngày càng ý thức hơn về việc tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh bệnh. Song nhiều người vẫn còn mơ hồ về việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Vậy thực hư chuyện này là như nào, đâu mới là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Những loại đường có trong thực phẩm

Các loại đường

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?", chúng ta cần hiểu rõ về các loại đường khác nhau. Đường, chúng ta vẫn thường biết đây là một gia vị. Tuy nhiên, không phải loại đường nào cũng giống nhau.

  • Đường tự nhiên giống như một loại gia vị tự nhiên, có sẵn trong trái cây, rau củ. 
  • Còn đường tự do và đường tinh luyện thì giống như những loại gia vị được chế biến. Nó được thêm vào món ăn để tăng thêm vị ngọt. 
  • Đường tự do có thể tìm thấy trong mật ong, siro. Trong khi đường tinh luyện thường xuất hiện trong các sản phẩm công nghiệp như nước ngọt, bánh kẹo.

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Tiểu đường là do ăn nhiều đồ ngọt?

Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ giữa đường và bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau: 

  • Người ăn quá nhiều đường, đồ ngọt, lười vận động sẽ có nguy cơ béo phì và thừa cân. Lúc này các tế bào có tính kháng Insulin sẽ phát triển mạnh mẽ. Từ đó nó làm chậm quá trình chuyển hóa glycogen tại gan do lượng insulin giảm đi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. 
  •  Với những người có tiền sử mắc bệnh tuyến tụy, lúc này  tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Do vậy mà nếu dung nạp quá nhiều đường sẽ càng làm tăng nguy cơ gây bệnh. Nó làm tổn thương các tế bào và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
  • Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những ai thường xuyên hoặc quá lạm dụng đường sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường.

Như vậy có thể nói rằng, người ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ bị tiểu đường. Mặc dù vậy, không phải ai ăn đường cũng sẽ bệnh, nhất là các trường hợp ăn nhiều rau xanh, thường xuyên tập thể dục và uống nhiều nước. 

==> Đọc ngay: Bệnh tiểu đường là do đâu? Dấu hiệu nhận biết mình bị tiểu đường

Ăn nhiều đường gây tác hại gì?

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ đường. Thay vào đó nên đổi bằng các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame hay stevia để kiểm soát lượng đường trong máu.

Tác hại của việc ăn nhiều đường

Việc theo dõi lượng calo hàng ngày và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt cũng rất quan trọng. Những thay đổi nhỏ trong lối sống này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường

Bên cạnh việc thắc mắc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không thì nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường cũng rất được nhiều người quan tâm. 

Nguyên nhân gây đái tháo đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường type 1 là một căn bệnh tự miễn dịch, nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin và làm tăng lượng đường trong máu. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột và bao gồm khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây đái tháo đường tuýp 2

Để làm sáng tỏ cho việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, bạn nên hiểu rõ bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể trở nên kháng insulin. Insulin là một hormone quan trọng giúp đưa đường vào tế bào để cung cấp năng lượng.

Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường type 2, các tế bào trở nên "miễn dịch" với insulin. Nó làm cho đường tích tụ trong máu. Thừa cân, béo phì và lối sống ít vận động là những yếu tố chính gây ra tình trạng kháng insulin này.

Tiểu đường thai kỳ có phải do ăn nhiều đồ ngọt? 

Trong quá trình mang thai, nhau thai sản xuất các hormone làm giảm tác dụng của insulin. Điều này, kết hợp với nhu cầu năng lượng tăng cao của cơ thể mẹ và thai nhi. Nó khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn để sản xuất đủ insulin. Nếu tuyến tụy không đáp ứng được nhu cầu này, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các biện pháp hạn chế đường trong thực đơn mỗi ngày

Sau khi có lời giải đáp về ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, để giảm lượng đường, bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn những món ăn yêu thích. Hãy thử thay thế chúng bằng những lựa chọn lành mạnh hơn.

Hạn chế đường trong mỗi bữa ăn

Thay vì ăn bánh ngọt, hãy thưởng thức sữa chua tự nhiên trộn với trái cây tươi. Khi đi chợ hoặc siêu thị, hãy đọc kỹ nhãn mác thực phẩm. Bạn nên chọn những sản phẩm có ít đường. Thực hiện những thay đổi nhỏ này giúp bạn quen với chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan đến đường.

==> Đọc ngay: Tiểu đường nên ăn trái cây gì? Hướng dẫn dinh dưỡng chi tiết

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi ăn nhiều đường có bị tiểu đường không. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây nên bệnh dạ dày. Tuy nhiên việc hạn chế đường và xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống vẫn là điều cần thiết. Việc thiết lập chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho việc điều trị tiểu đường sớm được cải thiện hơn. 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess