Bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa hiệu quả

  • 27/05/2024

  • 116 Lượt xem

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý nhiều người gặp phải nhất. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 26% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh này. Vậy đâu là lý do khiến căn bệnh này trở nên ngày càng phổ biến. Nếu mắc phải thì điều trị như thế nào và cách phòng tránh ra sao. Hãy cùng Dược phẩm Khang Quốc - Bancuasuckhoe.vn đi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở bài viết dưới đây nhé. 

Đau dạ dày là gì? 

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đau dạ dày có thể xuất hiện dưới dạng những cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị. 

Cơn đau khởi phát nhanh và thường kết thúc rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Ở nhiều người, cơn đau có thể dữ dội hoặc kéo dài. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có thể đang gặp nguy hiểm. 

Vị trí của đau dạ dày

Đau dạ dày thường xuất hiện tại vùng chính giữa bụng hay còn gọi là vùng thượng vị. Ở nhiều người vị trí đau có thể lan ra sau lưng hoặc lệch sang trái hoặc phải. Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện vào ban đêm, khi ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Người bệnh sẽ có cảm giác bụng tức nặng, khó chịu, ấm ách không ăn được nhiều. 

Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày

Theo các chuyên gia, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các tác nhân này sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. 

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Do vi khuẩn

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày chính là do vi khuẩn, nấm. Trong đó, thường gặp nhất chính là vi khuẩn HP. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng lại không bị viêm loét dạ dày. Để tránh không để vi khuẩnn HP gây hại thì không nên dùng các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia. Bởi vì đây chính là yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Do thói quen ăn uống

Tưởng chừng như không liên quan, nhưng chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là tác nhân hàng đầu gây nên bệnh đau dạ dày. Rất nhiều thói quen ăn uống không tốt làm viêm loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như:

  • Ăn không đúng giờ
  • Ăn quá khuya
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, chất kích thích, thực phẩm hư hỏng,...
  • Vừa ăn vừa làm các việc khác,...

Yếu tố tâm lý

Khoa học đã chứng minh rằng những người thường xuyên lo âu, căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày hơn so với người bình thường. Tại sao lại như vậy? Khi stress, não bộ tạo áp lực khiến dạ dày co bóp và tiết dịch nhiều hơn. Từ đó làm mất cân bằng, dẫn đến bào mòn niêm mạc dạ dày, gây nên đau dạ dày. 

Do bệnh lý

Các bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm túi mật, viêm tuyến tụy, viêm ruột,.. sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động chức năng của dạ dày. Đặc biệt, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của nhiều bệnhh lý tuyến giáp. Vì đây là bộ phận điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày. 

Do dùng thuốc 

Nếu lạm dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Bởi vì thuốc kháng sinh liều cao sẽ gây ức chế đến hệ vi sinh có hại cư trú trong dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,...

==> Xem thêm: Ợ hơi, ợ chua: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Triệu chứng của đau dạ dày

Các triệu chứng dễ thấy của đau dạ dày

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý dễ phát hiện nhất. Vì biểu hiện của loại bệnh này rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng vùng thượng vị: là triệu chứng phổ biến nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực hoặc đau rát vùng thượng vị. Mặc dù vậy, vị trí đau này có thể dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng bên trái hoặc ở giữa bụng.
  • Buồn nôn: đây là triệu chứng dễ thấy ở nhiều bệnh nhân. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nó sẽ bị kích thích, khiến cho người bệnh cảm thấy vùng bụng rất khó chịu và buồn nôn.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: khi mất cân bằng độ HP, dạ dày sẽ tăng tiết dịch nhiều hơn thông thường, gây nên trào ngược dạ dày. 
  • Chán ăn: người bệnh sẽ không có cảm giác đói vì dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh suy nhược cơ thể do không cung cấp đủ năng lượng.
  • Xuất huyết dạ dày: sẽ xuất hiện khi tình trạng viêm loét dạ dày ở mức độ nặng. Lúc này người bệnh sẽ nôn ra máu tươi, đi đại tiện có màu cà phê,...Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng cần đặc biệt chú ý. 

Nếu có một trong những biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện nơi gần nhất để thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị. Việc làm này sẽ góp phần làm cho quá trình điều trị bệnh đau dạ dày diễn ra nhanh chóng. 

Các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày

Việc chữa bệnh đau dạ dày cần phải tuân theo pháp đồ điều trị và cần có thời gian. Dưới đây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Mỗi biện pháp sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh.

Điều trị đau dạ dày dứt điểm

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Như đã đề cập ở trên, thói quen ăn uống không hợp lý sẽ gây nên đau dạ dày. Chính vì vậy, để thời gian điều trị bệnh kết thúc nhanh, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt cân bằng:

- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm tốt cho dạ dày. 

- Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích.

- Tích cực tập luyện thể dục, thể thao.

- Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.

- Ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh vừa ăn vừa làm việc, tránh thức khuya. 

  • Điều trị bằng thuốc

Để điều trị dứt điểm dạ dày thì người bệnh cần sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, thuốc đau dạ dày cần được uống đúng liều và đúng giờ.

==> Xem thêm: Các loại thuốc đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Các biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày

Cách ngăn ngừa bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mà phòng bệnh sẽ tốt hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ. 
  • Không ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái. 
  • Vận động thể dục, thể thao.
  • Hạn chế đồ ăn chất béo, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có chất kích thích. 

Kết luận

Ở bài viết trên, Dược phẩm Khang Quốc đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh đau dạ dày. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp bạn cập nhật thêm được nhiều kiến thức và áp dụng được vào trong quá trình điều trị của mình. 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess