Danh mục

Giỏ hàng 0
public/uploads/banner/banner-thang-3-2024/1125-x-240-px-01.jpg

Bệnh loãng xương cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng như thế nào?

  • 25/03/2024

  • 123 Lượt xem

Một chế độ ăn uống, tập luyện tốt có thể hỗ trợ điều trị loãng xương. Vậy bệnh loãng xương cần ăn uống gì? Hãy cùng Dược Khang Quốc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng và cách luyện tập để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn nhé!

Một chế độ ăn uống, tập luyện tốt có thể hỗ trợ điều trị loãng xương. Vậy bệnh loãng xương cần ăn uống gì? Hãy cùng Dược Khang Quốc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng và cách luyện tập để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn nhé!

 Bài viết được tư vấn chuyên môn từ các bác sĩ - dược sĩ cao cấp của nhà máy Napharco.

Bệnh loãng xương là gì?

Định nghĩa

Loãng xương hay là xốp xương, giòn xương là tình trạng xương liên tục bị mỏng dần. Sự giảm mật độ xương theo thời gian khiến cho xương trở nên dễ gãy, dễ tổn thương hơn, thậm chí chỉ cần va chạm nhẹ cũng có thể gây ra gãy xương. 

Gãy xương cho loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương thuộc bộ phận nào. Các vị trí phổ biến hay bị gãy nhất là xương là cột sống, đùi và cẳng tay. Một số xương khi gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này phải phẫu thuật với chi phí khá cao.

Bệnh tiến triển một cách âm thầm, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm, cột sống gù vẹo. Tuy nhiên, các triệu chứng này được phát hiện cũng phải mất một thời gian dài và trong một số trường hợp thì chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có dấu hiệu gãy xương. Vì vậy, bệnh loãng xương cần ăn uống gì để hạn chế tình trạng bệnh cũng là điều rất đáng quan tâm.

Thông thường, tuổi càng cao thì tình trạng loãng xương càng nặng vì quá trình chuyển hóa xương nhiều có thể gây ra các sự cố trong quá trình hình thành và phá hủy xương, dẫn đến việc giảm mật độ xương.

Tuổi càng cao quá trình chuyển hóa xương gây ra các sự cố dẫn đến việc giảm mật độ xương

Triệu chứng

Tình trạng loãng xương dẫn đến mất xương (giảm mật độ xương) do loãng xương thường không có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho tới khi xương trở nên yếu, dễ gãy sau các sang chấn nhỏ như trẹo chân, té ngã hay va đập. 

Các dấu hiệu rõ ràng nhất là:

  • Giảm mật độ xương: Xương cột sống có thể bị xẹp, gãy lún. Người bệnh thường bị các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, đi lom khom, gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương: Triệu chứng này dễ nhận ra nhất bởi nó gây mỏi dọc các phần xương dài, đau nhức toàn thân như kim chích.
  • Đau vại vùng xương chịu trọng lực cơ thể như xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Các cơn đau có thể tái phát nhiều lần sau chấn thương. Người bệnh thường trải qua cảm giác đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau sẽ tăng dần khi vận động, di chuyển hay đứng ngồi lâu, chỉ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Đau tại cột sống, thắt lưng hoặc 2 bên liên sườn, ảnh hưởng tới những dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi, dây thần kinh tọa. Nếu vấn động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế thì các cơn đau ở lưng càng trở nặng. Những động tác, tư thế như cúi gập, xoay người đối với người bệnh sẽ rất khó khăn để thực hiện.

Đau tại cột sống, thắt lưng hoặc 2 bên liên sườn, ảnh hưởng tới những dây thần kinh

  • Một số dấu hiệu đi kèm có thể là giãn tĩnh mạch, huyết áp cao, thoái hóa khớp,...

 

Nguyên nhân

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng suy giảm mật độ xương. Ngoài ra, một số tác động khác cũng gây nên bệnh như:

  • Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều gây suy giảm nồng độ estrogen thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Nam giới có nồng độ testosterone thấp cũng có thể bị loãng xương.
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, nhất là những chất có lợi cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega 3,...
  • Tác dụng phụ của các thuốc corticosteroid, heparin sử dụng trong thời gian dài, không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lười vận động, ngồi nhiều dẫn đến xương khớp suy yếu.
  • Sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân gây hại, thúc đẩy và làm suy yếu hệ thống xương khớp.
  • Người lao động nặng, thường xuyên phải khuân vác vật nặng có nguy cơ mắc những bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường.

 

Bệnh loãng xương cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương là do thiếu hụt canxi và vitamin D, đặc biệt là ở người cao tuổi. Sự thiếu hụt những khoáng chất này làm cho cơ thể không đủ tái tạo, sản sinh thêm mô mới. 

Sự thiếu hụt canxi và vitamin D ở người cao tuổi là guyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương

Một người trưởng thành cần 800UI vitamin D và 1000mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, bữa ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng được trung bình 50% nhu cầu cơ thể. Vấn đề bệnh loãng xương cần ăn uống gì vì thế mà cần phải được lưu tâm nhiều hơn.

Xem thêm: Chữa bệnh thoái hóa xương khớp hiệu quả bằng giải pháp an toàn

Bệnh loãng xương cần ăn uống gì?

- Sữa và các thực phẩm từ sữa: Sữa là nguồn cung cấp canxi hàng đầu với hàm lượng canxi lên đến 60%. Các chế phẩm khác từ sữa như sữa chua, phô mai cũng là những thực phẩm rất tốt cho người loãng xương. Nếu cần thiết, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại sữa đặc chế chuyên dùng để bổ sung canxi.

OgaSure Bone là giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo dành cho người bị loãng xương. Sản phẩm cung cấp hàm lượng canxi cao, cùng vitamin D3 và MK7 giúp hấp thu canxi tốt hơn, hỗ trợ tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Với những ưu điểm vượt trội:

  • Hàm lượng canxi cao: OgaSure Bone cung cấp 1000mg canxi nano mỗi khẩu phần, giúp đáp ứng nhu cầu canxi cao của người loãng xương.
  • Vitamin D3 và MK7: Tăng cường hấp thu canxi vào cơ thể, giúp xương chắc khỏe.
  • Collagen type II: Giúp bảo vệ sụn khớp, giảm nguy cơ viêm khớp.
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi: hương vị thơm ngon, dễ uống.

 OgaSure Bone là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh loãng xương cần ăn uống gì

OgaSure Bone là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bổ sung canxi hiệu quả, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị loãng xương, giúp bạn lấy lại sự dẻo dai, khỏe mạnh của hệ xương khớp.

- Hải sản: Trong các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,... chứa canxi và chất đạm rất dồi dào. Hải sản nên được nấu kỹ và mềm nhừ để cơ thể hấp thụ được tối đa canxi. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị loãng xương kèm bệnh gout (gút) thì nên kiêng để tránh tăng acid uric máu.

- Trứng và các thực phẩm từ trứng: Trong trứng cũng chứa các khoáng chất dồi dào như canxi, selen, vitamin, folate, protein,... đều có lợi cho hệ xương. Mặc dù trứng rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương nhưng người bệnh cũng chỉ nên ăn 2-3 quả/lần và 1 tuần từ 2-3 lần.

- Rau củ quả: Người bệnh nên ăn rau củ quả luộc để có thể hấp thu nhiều canxi và vitamin D nhất có thể. Những loại rau củ đặc biệt tốt cho xương như súp lơ xanh, cải xoăn, đậu nành, bắp cải,... Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép trái cây vì hàm lượng canxi và vitamin D cao. Người bệnh có thể bổ sung 1-2 ly nước ép mỗi ngày.

 Người bệnh loãng xương cần ăn uống gì ngoài rau củ quả luộc và nước ép trái cây đây?- Ngũ cốc: Một số loại ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám rất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân loãng xương, nhất là từ 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Cần lưu ý chọn ngũ cốc ít đường để tránh tình trạng tăng đường huyết.

- Các thực phẩm giàu omega 3: Omega 3 rất có ích cho các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,... Omega 3 có nhiều ở trong cá mòi, cá hồi, cá thu,... và cần được nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương. Ngoài ra những loại thực phẩm chức năng và dầu cá chứa omega 3 cũng rất tốt để bổ sung.

Những thực phẩm người bị loãng xương nên kiêng

- Thịt và các loại thực phẩm giàu protein: xương chứa khoảng 50% protein nên đòi hỏi phải cung cấp đủ lượng axit amin, mà axit amin lại có ở trong các loại thực phẩm chứa protein nên người loãng xương vẫn cần ăn các loại thực phẩm chứa protein, tuy nhiên cần lưu ý chuyển đổi từ thịt đỏ (bò, lợn,...) sang thịt trắng (gà, cá,...) và tiêu thụ ở mức vừa phải. Dư thừa protein sẽ dẫn đến tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.

 Chuyển từ thịt đỏ sang thịt trắng và tiêu thụ protein ở mức vừa phải

- Thức ăn mặn: Natri trong muối gây mất canxi và làm xương yếu dần theo thời gian. Vì vậy, người bị loãng xương cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối như thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt hộp,...), thức ăn nhanh (gà rán, pizza,...), thịt khô (khô gà, khô bò,...), các loại mắm cũng cần hạn chế tối đa.

- Thực phẩm chứa oxalat: rau chân vịt, củ cải đường và 1 số loại đậu chứa nhiều oxalat sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể nên người bị loãng xương không nên ăn loại thực phẩm này.

- Cám lúa mì: Hàm lượng phytate trong cám lúa mì có thể ngăn cơ thể hấp thụ canxi, vì vậy các thực phẩm chứa mác “nguyên cám” thì nên hạn chế ăn.

- Các loại thức uống như nước ngọt có ga, rượu, bia chứa nhiều axit photphoric gây tăng bài viết canxi trong nước tiểu; caffeine trong cà phê và trà khiến canxi thoát khỏi xương, giảm hấp thụ canxi, mất cấu trúc xương.

 Nước ngọt có ga, rượu, bia tăng bài tiết canxi trong nước tiểu; caffeine khiến canxi thoát khỏi xương

Người bị loãng xương có nên đi bộ không?

Đối với bệnh nhân loãng xương, có thể chọn các bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe để tăng cường sức khỏe. Đi bộ nhanh còn giúp cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng đau nhức mỗi khi thức dậy, tăng cường tính dẻo dai của xương. Người bệnh đi bộ nhanh khoảng 2-5km/h để đạt được hiệu quả này.

Dinh dưỡng và luyện tập đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng loãng xương. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm được bệnh loãng xương cần ăn uống gì cũng như chế độ luyện tập tốt cho hệ cơ xương khớp.

THẢO LUẬN NHIỀU

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess