Banner Image

Biến chứng tiểu đường ở mắt và điều cần chú ý

  • 23/08/2024

  • 1799 Lượt xem

Biến chứng tiểu đường ở mắt là một trong những vấn đề nghiêm trọng và phổ biến mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu cao kéo dài gây tổn thương cho các mạch máu trong võng mạc. Từ đó dẫn đến các vấn đề như mờ mắt, giảm thị lực và nguy cơ mù lòa. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt và duy trì chất lượng cuộc sống. 

Tiểu đường gây biến chứng ở mắt ở mắt theo cơ chế nào?

Cơ chế gây biến chứng tiểu đường ở mắt

Võng mạc là lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt. Nó chuyển ánh sáng thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được truyền đến não và biến thành hình ảnh bạn nhìn thấy. Võng mạc cần máu liên tục từ mạng lưới các mạch máu nhỏ. Lượng đường trong máu cao lâu ngày có thể tổn thương mạch máu. Tổn thương này xảy ra qua ba giai đoạn chính:

  • Bệnh võng mạc nền là một biến chứng tiểu đường ở mắt. Trong giai đoạn này, các mạch máu mới chưa phát triển. Thành mạch máu võng mạc yếu, gây ra vi phình mạch. Vi phình mạch có thể rò rỉ chất lỏng và máu vào võng mạc. Các mạch lớn hơn trong võng mạc có thể giãn nở không đều. Bệnh có thể nặng hơn khi nhiều mạch máu bị tắc. Sợi thần kinh võng mạc có thể bắt đầu sưng lên. Đôi khi, điểm vàng cũng bị sưng và cần điều trị.
  • Bệnh võng mạc tiền tăng sinh là giai đoạn tiếp theo. Lúc này, các thay đổi nghiêm trọng hơn xảy ra ở mạch máu. Điều này bao gồm chảy máu nhiều hơn vào mắt. Thị lực của bạn có thể bị ảnh hưởng. Nên tái khám sau 3 - 6 tháng để theo dõi tình trạng mắt.

Đọc ngay: 

Giải đáp: Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở người già và cách phòng ngừa

7 biến chứng tiểu đường ở mắt

Các biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, nhưng đôi khi có thể xuất hiện sớm hơn nếu không kiểm soát tốt đường huyết. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến liên quan đến mắt do bệnh tiểu đường:

Mờ mắt và nhức mỏi mắt

Tiểu đường gây mờ mắt và mỏi mắt

Biến chứng tiểu đường ở mắt dễ thấy nhất là nhức mà mờ mắt. Khi nồng độ đường huyết tăng cao và không ổn định, áp lực thẩm thấu máu thay đổi, gây ảnh hưởng đến dòng máu cung cấp cho mắt và các cơ quan khác. Do phải điều tiết liên tục để thích nghi, mắt người bệnh dễ bị nhức mỏi và mờ.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường thường xuất hiện sau khoảng 5 năm mắc bệnh và được chia thành hai loại:

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh: Đây là giai đoạn sớm của tổn thương võng mạc với các biểu hiện như vi phình mạch và xuất huyết nhỏ.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Sự tăng sinh mao mạch và tổ chức xơ tại võng mạc gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ, dẫn đến thiếu máu và oxy nuôi dưỡng võng mạc. Hậu quả là xuất hiện mạch máu mới (tân mạch) và tăng nguy cơ xuất huyết dịch kính, bong võng mạc có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

Phù hoàng điểm

Hoàng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực. Ở bệnh nhân đái tháo đường, phù hoàng điểm có thể xảy ra do vỡ các mạch máu nhỏ. Nó gây xuất huyết võng mạc và phù nề các sợi thần kinh ở trung tâm võng mạc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, gây bong võng mạc và mù vĩnh viễn.

Đục thủy tinh thể

Đái tháo đường gây đục thủy tinh thể

Đây là một biến chứng tiểu đường ở mắt. Nồng độ đường huyết cao làm tăng lượng sorbitol trong máu, dẫn đến thay đổi tính thấm và xơ hóa thủy tinh thể, gây đục thủy tinh thể. Có hai dạng chính:

  • Dạng dưới vỏ: Thường tiến triển nhanh ở cả hai mắt, khi khám có hình ảnh bông tuyết dưới vỏ thủy tinh thể.
  • Dạng lão hóa: Thường gặp ở người lớn tuổi với tổn thương đục nhân thủy tinh thể.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp, hay glaucoma, là hiện tượng tăng áp lực trong buồng dịch kính. Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp glaucoma góc mở do sự tăng sinh mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau đầu, nhức mắt và nhìn mờ đột ngột.

Thoái hóa điểm vàng

 Thoái hóa điểm vàng ở người bệnh tiểu đường

Khi không kiểm soát tốt đường huyết và không khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường khó theo dõi các biến chứng của bệnh. Tăng sinh mạch máu dẫn đến xuất huyết võng mạc nặng, làm sưng phù và thoái hóa các sợi thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây giảm thị lực và mù vĩnh viễn.

Bệnh thần kinh thị giác

Thần kinh thị giác là dây thần kinh số 2, dẫn truyền tín hiệu từ võng mạc về não. Bệnh thần kinh thị giác là biến chứng hiếm gặp, thường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường loại I. Nguyên nhân do tình trạng tăng sinh mạch và xuất huyết gây thiếu máu nuôi dưỡng các sợi thần kinh tại võng mạc.

Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường ở mắt

Nguyên nhân gây biến chứng đái tháo đường ở mắt

Do tình trạng tăng đường máu kéo dài, mạch máu trong cơ thể bị tổn thương. Tổn thương này rõ nhất ở các vi mạch, bao gồm mạch máu võng mạc. Hai nguyên nhân chính là tắc nghẽn vi mạch và sự rò rỉ.

  • Tổn thương mạch võng mạc gây mất tế bào nội mạch, làm màng đáy dày lên. Vi phình mạch, xơ hóa thành mạch và rối loạn chức năng cũng có thể xảy ra. Tắc mạch làm giảm tưới máu và gây thiếu oxy. Thành mạch có thể vỡ, gây xuất huyết, và tính thấm tăng gây xuất tiết.
  • Các tắc mạch gây thiếu máu và kích thích sự phát triển mạch máu mới. Các mạch máu mới này rất yếu, dễ vỡ và gây xuất huyết võng mạc, làm giảm thị lực.

Điều trị biến chứng đái tháo đường ở mắt

Điều trị biến chứng tiểu đường ở mắt cần phối hợp nhiều phương pháp, gồm kiểm soát đường huyết, dùng thuốc và điều trị chuyên sâu.

Kiểm soát đường huyết

Ổn định đường huyết là bước đầu tiên trong điều trị các bệnh về mắt cho người tiểu đường. Điều này giúp ngăn mạch máu tổn thương thêm và làm nặng thêm biến chứng mờ mắt. Để giữ đường huyết ổn định, người bệnh cần thực hiện tốt ba điều: chế độ ăn khoa học, tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc đúng chỉ định.

Dùng thuốc điều trị

Biến chứng tiểu đường ở mắt có thể điều trị bằng thuốc chống VEGF. Thuốc này ức chế yếu tố tăng trưởng VEGF, giúp giảm phát triển quá mức các mạch máu mới và giảm rò rỉ dịch. Một số thuốc chống VEGF phổ biến là Pegaptanid, Bevacizumab, Ranibizumab, và Aflibercept. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc chống VEGF trực tiếp vào dịch kính của mắt.

Các phương pháp điều trị chuyên sâu

Trong trường hợp biến chứng nặng, người bệnh cần điều trị bằng laser hoặc thay dịch kính, thủy tinh thể.

Điều trị bằng laser

Biến chứng mắt do tiểu đường có thể được điều trị bằng laser. Phương pháp này xử lý vi mạch tổn thương bị rò rỉ máu, giúp khôi phục thị lực và ngăn ngừa mù lòa. Tuy nhiên, hiệu quả của laser không cao bằng thuốc chống VEGF.

Phương pháp laser có hai loại chính:

  • Laser tập trung (Focal laser): Giúp ngăn rò rỉ máu và chất dịch từ vi mạch tổn thương. Phương pháp này chỉ cần thực hiện một lần.
  • Laser tán xạ (Scatter laser): Co các mạch máu tăng sinh bất thường bằng các vết "bỏng laser" trên diện rộng. Người bệnh có thể nhìn mờ trong vài tuần nhưng sau đó thị lực sẽ cải thiện.

Lấy bỏ dịch thủy kính

Lấy bỏ dịch thủy kính là phương pháp loại bỏ máu, dịch thừa và mô sẹo tại võng mạc. Phương pháp này giúp bảo vệ võng mạc và phòng ngừa mù lòa. Trong quá trình phẫu thuật, thuốc tê và nước muối sinh lý được bơm vào mắt để duy trì áp lực khi máu, dịch thừa và mô sẹo được loại bỏ.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể

Phẫu thuật thay thủy tinh thể giúp cải thiện thị lực bằng cách thay thể thủy tinh mờ đục. Người bệnh sau phẫu thuật có thể cải thiện thị lực, nhưng kết quả khác nhau tùy thuộc vào tình trạng biến chứng khác.

Biến chứng tiểu đường ở mắt là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ các triệu chứng và nguyên nhân của tình trạng này giúp người bệnh chủ động trong việc quản lý và điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Nhận diện và điều trị sớm không chỉ giúp duy trì sức khỏe mắt mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess