Banner Image

Biotin có tác dụng gì đối với sức khỏe?

  • 10/09/2024

  • 114 Lượt xem

Biotin có tác dụng gì đối với sức khỏe? Biotin là gì? Công dụng ra sao, liều lượng sử dụng thế nào? Và rất nhiều các câu hỏi khác liên quan đến loại Vitamin này. Bài viết này sẽ cho bạn hiểu thêm về tổng quan Biotin đối với sức khỏe. Trả lời các câu hỏi Biotin là gì? Các dấu hiệu thiếu hụt biotin, nguồn cung cấp tự nhiên của vitamin này và cách bổ sung hiệu quả. Cùng Dược Khang Quốc tìm hiểu về nội dung này nhé! 

Biotin là gì?

Biotin là gì?

Biotin là một vitamin tan trong nước, nghĩa là nó không thể được lưu trữ trong cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên qua chế độ ăn uống. Cơ thể con người không thể tự sản xuất biotin. Do đó việc duy trì lượng biotin đủ là rất quan trọng. Biotin đóng vai trò là một đồng enzyme, giúp kích hoạt các enzyme cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein thành năng lượng. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình sản xuất axit béo và glucose. Những yếu tố cần thiết cho sức khỏe tổng quát.

Không chỉ quan trọng đối với quá trình chuyển hóa. Biotin còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào da, tóc và móng. Giúp chúng phát triển và duy trì sự khỏe mạnh. Thiếu hụt biotin có thể dẫn đến các triệu chứng như tóc rụng, da khô và móng dễ gãy.

Công dụng của Biotin với sức khỏe

Đối với Da, Móng và Tóc

Tác dụng với da và tóc đươc đánh giá cao

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của biotin là khả năng cải thiện sức khỏe của tóc, da và móng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp kích thích sản xuất keratin – một loại protein quan trọng giúp tạo nên tóc, móng và da. Các dấu hiệu thiếu hụt biotin thường bao gồm tóc mỏng yếu, da khô và móng tay yếu dễ gãy.

Tóc

Các sản phẩm bổ sung biotin đã được ghi nhận là giúp tóc mọc dày hơn, chắc khỏe hơn và giảm thiểu tình trạng rụng tóc. Chúng cũng giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu. Đảm bảo nang tóc nhận đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Da

Biotin giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, ngăn ngừa tình trạng khô da và bong tróc. Nó có khả năng làm tăng sản xuất dầu tự nhiên. Giúp da mịn màng và ít bị tổn thương do tác động của môi trường.

Móng tay

Móng tay dễ gãy và mỏng là dấu hiệu thiếu hụt biotin. Nghiên cứu cho thấy bổ sung biotin giúp móng tay chắc khỏe hơn. Tăng độ dày và giảm thiểu tình trạng nứt móng.

Đối với quá trình chuyển hóa năng lượng

Biotin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng. Nó là một yếu tố cần thiết trong việc kích hoạt các enzym tham gia vào quá trình:

Chuyển hóa carbohydrate

Biotin giúp cơ thể biến đổi carbohydrate thành glucose. Cung cấp năng lượng cho não và các cơ quan hoạt động hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người thường xuyên phải tập luyện hoặc lao động nặng. Vì cơ thể họ yêu cầu một lượng lớn năng lượng để duy trì hoạt động.

Tổng hợp axit béo

Biotin tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, giúp cơ thể tạo ra axit béo. Những axit béo này không chỉ cần thiết cho sự phát triển của màng tế bào. Mà còn cung cấp năng lượng dự trữ cho cơ thể.

Phân giải protein

Biotin đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải protein thành các axit amin – các khối cấu tạo cơ bản của tế bào và mô. Điều này giúp cơ thể duy trì và sửa chữa các tế bào bị tổn thương.

Cải thiện sức khỏe thần kinh

Một công dụng ít được nhắc đến của biotin nhưng không kém phần quan trọng là tác động của nó đến hệ thần kinh. Biotin tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin. Giúp cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng chúng có thể có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự thoái hóa.

Thiếu hụt biotin có thể dẫn đến các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, lo lắng và khó tập trung. Do đó, việc bổ sung đủ có thể giúp duy trì sức khỏe tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của con người là "hàng rào bảo vệ" giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và tác nhân gây hại từ môi trường. Biotin giúp tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách thúc đẩy sự sản xuất các tế bào bạch cầu. Hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. Việc duy trì mức biotin đủ trong cơ thể giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa về sức khỏe. Giúp ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu của thiếu hụt Biotin

Dấu hiệu thiếu hụt biotin, mặc dù hiếm gặp, có thể ảnh hưởng lớn đến nhiều hệ thống trong cơ thể và gây ra các triệu chứng rõ rệt. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể không nhận đủ biotin qua chế độ ăn uống hoặc khi có các vấn đề y tế làm giảm khả năng hấp thụ chúng. Các triệu chứng thiếu biotin có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Chúng cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể hơn và chi tiết về tình trạng này:

Tóc rụng và mỏng

Tóc gãy rụng nhiều

Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi cơ thể thiếu biotin là rụng tóc. Khi không có đủ biotin, quá trình sản xuất keratin – protein chính tạo nên tóc – bị ảnh hưởng. Dẫn đến tóc trở nên mỏng hơn, dễ gãy rụng. Tình trạng rụng tóc có thể từ mức độ nhẹ, như tóc yếu và khô. Đến mức độ nghiêm trọng hơn, với tóc rụng thành từng mảng và tóc không mọc lại đúng cách.

Ngoài rụng tóc, tóc cũng có thể trở nên khô, mất độ bóng và mất sức sống. Điều này xảy ra do biotin tham gia vào quá trình sản xuất dầu tự nhiên cho tóc và da đầu. Khi thiếu chúng, lượng dầu giảm đi, làm cho tóc trở nên khô xơ và khó phục hồi.

Da khô, bong tróc hoặc phát ban đỏ

Thiếu biotin có thể làm da trở nên khô, dễ bong tróc và thiếu độ ẩm. Tình trạng khô da là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất, . Đặc biệt là ở các khu vực như mặt, cổ và tay. Làn da mất đi khả năng tự tái tạo và không duy trì được độ ẩm cần thiết. Dẫn đến hiện tượng da nứt nẻ và kích ứng.

Ngoài tình trạng khô, thiếu biotin cũng có thể gây ra phát ban đỏ hoặc các vấn đề da liễu khác. Phát ban thường xuất hiện quanh miệng, mắt và vùng mặt, có thể đi kèm với cảm giác ngứa rát. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng phát ban do thiếu biotin, và nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Móng tay yếu, dễ gãy

Móng tay, móng chân, tóc đều yếu

Thiếu biotin cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của móng tay, làm cho chúng trở nên yếu, mỏng và dễ gãy. Khi cơ thể không đủ biotin, móng tay mất đi độ cứng cáp, thường có hiện tượng nứt gãy hoặc xuất hiện các vết rạn. Móng tay có thể trở nên mềm hơn và phát triển chậm hơn bình thường. Làm giảm khả năng bảo vệ các đầu ngón tay khỏi tác động bên ngoài.

Ngoài ra, móng tay có thể xuất hiện các đường gờ hoặc vết lõm. Một dấu hiệu điển hình của sự thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển móng.

Trí nhớ và khả năng tập trung suy giảm

Thiếu biotin có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và gây ra các vấn đề liên quan đến trí nhớ và sự tập trung. Biểu hiện thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thậm chí gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý hoặc xử lý thông tin. Tình trạng này xuất phát từ việc biotin tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng từ thức ăn. Khi thiếu hụt, cơ thể không thể duy trì mức năng lượng ổn định để hỗ trợ các chức năng cơ bản.

Ngoài ra, các vấn đề về tâm trạng cũng có thể xuất hiện. Một số người bị thiếu biotin cho rằng họ cảm thấy có xu hướng dễ cáu gắt hơn. Các triệu chứng này có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Cảm giác tê chân tay hoặc đau nhức cơ bắp

Thiếu biotin cũng có thể dẫn đến cảm giác tê hoặc ngứa ran ở chân tay. Đây là một triệu chứng của rối loạn thần kinh, có thể xảy ra khi hệ thống thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động. Cảm giác tê bì hoặc ngứa ran thường xuất hiện ở các chi, và có thể đi kèm với cảm giác yếu cơ hoặc đau nhức cơ bắp.

Ngoài ra, những người bị thiếu loại vitamin này có thể gặp các triệu chứng liên quan đến cơ bắp. Chẳng hạn như đau mỏi cơ không rõ nguyên nhân, hoặc suy giảm khả năng vận động và linh hoạt. Điều này xuất phát từ vai trò của chúng trong việc chuyển hóa các dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động.

Các vấn đề về tiêu hóa

Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng thiếu hụt biotin cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Biotin tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo thành năng lượng. Do đó, khi thiếu hụt, cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu hoặc táo bón.

Ngoài ra, một số người có thể trải qua hiện tượng chán ăn hoặc cảm giác khó tiêu. Do cơ thể không thể hấp thụ đủ dưỡng chất từ thực phẩm. Việc thiếu năng lượng từ quá trình chuyển hóa có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và mất động lực trong các hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân chính của việc thiếu hụt biotin có thể đến từ chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá nhiều lòng trắng trứng sống. Lòng trắng trứng sống chứa avidin, một loại protein có thể ngăn cản sự hấp thụ biotin trong cơ thể. Ngoài ra, một số rối loạn di truyền hiếm gặp cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt. Do cơ thể không thể chuyển hóa vitamin này một cách hiệu quả.

Nguồn thực phẩm giàu Biotin

Thực phẩm được đánh giá giàu biotin

Nguồn thực phẩm giàu biotin rất phong phú và đa dạng, bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Dưới đây là phân tích chi tiết về các nhóm thực phẩm:

Trứng

Lòng đỏ trứng là nguồn giàu biotin tự nhiên. Một quả trứng có thể cung cấp một lượng lớn biotin. Giúp hỗ trợ sức khỏe tóc, da, móng và chức năng trao đổi chất. Tuy nhiên, lòng trắng trứng sống chứa một loại protein gọi là avidin, có khả năng kết hợp với biotin và ngăn cản cơ thể hấp thụ vitamin này. Vì vậy, trứng nên được chế biến chín để loại bỏ ảnh hưởng của avidin và tối đa hóa lượng biotin hấp thụ.

  • Lượng biotin trong trứng: Một quả trứng luộc cung cấp khoảng 10 microgram.

Gan và thận

Gan và Thận chứa nhiều Biotin

Nội tạng động vật, đặc biệt là gan và thận, là một trong những nguồn cung cấp biotin dồi dào nhất. Gan bò, gà, hoặc cừu chứa hàm lượng biotin rất cao Giúp cơ thể nhận được đủ lượng vitamin B7 cần thiết. Để duy trì hoạt động của các enzyme trong quá trình trao đổi chất.

  • Lượng biotin trong gan: 85g gan bò cung cấp khoảng 30 microgram, vượt quá nhu cầu hàng ngày của người lớn.

Các loại hạt và đậu

Các loại đậu hạt dinh dưỡng

Các loại hạt

Hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia, và đậu phộng chứa nhiều biotin. Cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng khác như chất xơ, protein, và axit béo. Việc tiêu thụ hạt không chỉ cung cấp biotin. Song đó, còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch và chức năng não.

  • Lượng biotin trong hạt: 28g hạnh nhân có thể cung cấp khoảng 1,5 microgram.

Các loại đậu

Đậu xanh, đậu nành, đậu lăng cũng là nguồn biotin tuyệt vời. Đồng thời chứa nhiều protein thực vật và chất xơ tốt cho sức khỏe tiêu hóa.

  • Lượng biotin trong đậu: 100g đậu nành cung cấp khoảng 19,3 microgram.

Các loại cá

Các loại cá được đánh giá cao

Cá hồi và cá ngừ

Là những loại cá giàu axit béo omega-3 và đồng thời cũng cung cấp biotin. Cá không chỉ tốt cho tim mạch và não bộ mà còn giúp cải thiện tình trạng tóc và da nhờ lượng biotin cao.

  • Lượng biotin trong cá hồi: Một miếng cá hồi 85g có thể cung cấp khoảng 5 microgram.
  • Lượng biotin trong cá ngừ: Cá ngừ đóng hộp chứa khoảng 0,6 microgram cho mỗi 85g.

Các loại rau lá xanh

Rau xanh

Súp lơ xanh, rau bina, và cải xoăn chứa nhiều biotin cùng với các vitamin và khoáng chất khác quan trọng cho cơ thể. Ngoài việc cung cấp biotin, các loại rau này còn giàu chất xơ. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

  • Lượng biotin trong súp lơ xanh: 100g súp lơ xanh chứa khoảng 0,4 microgram.
  • Lượng biotin trong rau bina: 100g rau bina cung cấp khoảng 6 microgram.

Khoai lang 

Cũng là một nguồn thực phẩm giàu biotin. Bên cạnh việc cung cấp năng lượng và chất xơ, khoai lang còn hỗ trợ sức khỏe tóc và da. Nhờ hàm lượng biotin đáng kể.

  • Lượng biotin trong khoai lang: Một củ khoai lang cỡ vừa cung cấp khoảng 2,4 microgram.

Ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch

Ngũ cốc nguyên hạt

Yến mạch, lúa mì nguyên hạt, và gạo lứt chứa biotin và nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, và khoáng chất. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ duy trì năng lượng và sức khỏe tổng thể.

  • Lượng biotin trong yến mạch: 100g yến mạch cung cấp khoảng 5 microgram.

Các loại nấm

Nấm

Một nguồn thực vật giàu biotin ít được biết đến. Nấm cũng cung cấp các chất chống oxy hóa và chất xơ. Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa.

  • Lượng biotin trong nấm: 100g nấm chứa khoảng 16,1 microgram.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa

Sữa tươi, sữa chua, và phô mai cung cấp một lượng nhỏ biotin. Bên cạnh protein và canxi cần thiết cho sự phát triển của xương và răng.

  • Lượng biotin trong sữa: Một ly sữa 250ml có thể cung cấp khoảng 0,3 microgram.

Các loại trái cây

Trái cây

Chuối, bơ và dâu tây cung cấp một lượng biotin tương đối. Cùng với các vitamin và khoáng chất khác. Chúng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Hỗ trợ làm đẹp da và cung cấp năng lượng tức thì.

  • Lượng biotin trong chuối: Một quả chuối trung bình cung cấp khoảng 0,2 microgam.
  • Lượng biotin trong bơ: 100g bơ chứa khoảng 3,2 microgram.

Bổ sung Biotin và liều lượng

Mức bổ sung biotin phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe của từng người. Dưới đây là khuyến nghị về lượng bổ sung hàng ngày:

  • Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): 5 microgram/ngày.

  • Trẻ em (1-3 tuổi): 8-20 microgram/ngày.

  • Người lớn và phụ nữ mang thai: 30-35 microgram/ngày.

Đối với những người cần bổ sung biotin thông qua thực phẩm chức năng. Nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia đang lên phác đồ cho bạn để tránh tác dụng phụ. Biotin là một vitamin tan trong nước, nghĩa là cơ thể có thể đào thải lượng dư thừa qua nước tiểu. Tuy nhiên, việc bổ sung quá liều trong thời gian dài cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như phát ban da hoặc rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng của Biotin khi sử dụng

Mặc dù biotin là một vitamin an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận khi bổ sung ở liều lượng hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có thẻ có một số trường hợp hiếm gặp phải như:

  • Phát ban da.

  • Rối loạn tiêu hóa.

  • Khó thở hoặc dị ứng.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi sử dụng. Hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kết luận

Biotin là một loại vitamin quan trọng cho cơ thể. Đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng và duy trì sức khỏe tóc, da và móng. Việc bổ sung chúng đúng cách và đủ liều lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu thiếu hụt chúng. Hãy xem xét việc tăng cường bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess