Banner Image

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà chính xác, đơn giản

  • 09/08/2024

  • 486 Lượt xem

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà là giải pháp thuận tiện giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe mà không cần đến bệnh viện thường xuyên. Việc kiểm tra đường huyết tại nhà giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ. Trong bài viết này, Dược phẩm Khang Quốc sẽ hướng dẫn chi tiết cách thử tiểu đường thai kỳ ngay tại nhà, giúp bạn dễ dàng kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể mẹ bầu không thể điều hòa lượng đường trong máu một cách ổn định. Nhiều thai phụ không biết mình mắc bệnh vì đái tháo đường thai kỳ diễn ra âm thầm. Trong lúc mang thai, nếu quá trình sử dụng glucose bị rối loạn, mẹ bầu có thể mắc phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường xuất hiện từ những tháng đầu của thai kỳ và tự khỏi sau khi sinh.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

Ai cũng có thể mắc tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên những thai phụ sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn, bao gồm:

- Cao huyết áp

- Béo phì

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

- Rối loạn dung nạp glucose trước đó

- Độ tuổi trên 35

- Tiền sử sinh sản có vấn đề như sảy thai liên tiếp, sinh non, thai dị tật

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc tiểu đường dao động từ 3% đến 7%. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, việc tự theo dõi và cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà là vô cùng quan trọng.

==> Có thể bạn quan tâm:

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần chú ý

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào? 

Tiểu đường thai kỳ là một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy mà nhiều mẹ bầu muốn tìm hiểu cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà để tự kiểm soát đường huyết.  Điều này cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đến bà bầu

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

- Huyết áp tăng, dẫn đến tiền sản giật

- Tai biến mạch máu não

- Suy thận

- Suy gan

- Sảy thai

- Sinh non do nhiễm trùng tiết niệu

- Đa ối

- Viêm đài bể thận

Ngoài ra, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai và tăng khả năng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai sau. Sau sinh, người bị tiểu đường thai kỳ thường dễ bị béo phì và tăng cân không kiểm soát. Do đó, việc kiểm tra huyết áp và theo dõi cân nặng tại nhà cho thai phụ bị tiểu đường là rất quan trọng.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi

Thai nhi chịu ảnh hưởng từ tiểu đường thai kỳ chủ yếu trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Một số tác động tiêu cực đến thai nhi có thể kể đến như:

  • Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của ba tháng đầu, thai nhi có nguy cơ ngừng phát triển, sảy thai tự nhiên hoặc bị dị tật bẩm sinh.
  • Trong ba tháng cuối, thai nhi có thể phát triển quá mức do lượng insulin tăng cao. Điều này dẫn đến các vấn đề chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, như vàng da, tăng hồng cầu, hoặc hội chứng nguy kịch hô hấp.
  • Khi trưởng thành, trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 sớm. Bên cạnh đó bé có thể bị các rối loạn tâm thần và vận động. Những đứa trẻ sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn và nguy cơ này tăng gấp 8 lần từ 19 đến 27 tuổi.

Lý do mẹ bầu bị đái tháo đường cần theo dõi đường huyết ngay tại nhà

Các bà bầu khi khám thai sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm đường huyết và dung nạp glucose. Xét nghiệm này được tiến hành khi đói. Mục đích là để xác định liệu thai phụ có mắc đái tháo đường hay không.

Mẹ bầu nên theo dõi đường huyết tại nhà

Nếu được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ, bà bầu cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để duy trì đường huyết ở mức an toàn. Nếu không tuân thủ, sẽ gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.

Vì thế, việc thường xuyên theo dõi đường huyết là vô cùng quan trọng. Biết được cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà sẽ giúp mẹ bầu tự kiểm soát được tình trạng bệnh của mình. Để tiết kiệm thời gian, thai phụ có thể tự kiểm tra đường huyết tại nhà và báo cáo với bác sĩ trong lần tái khám. Sau đó điều chỉnh phương pháp điều trị và chế độ ăn hợp lý. 

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà dễ dàng với 5 bước

Việc tự mình đo đường huyết tại nhà giúp các mẹ bầu chủ động kiểm soát lượng đường trong máu. Chỉ với một chiếc máy đo đường huyết nhỏ gọn, mẹ bầu có thể dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết bất cứ khi nào cần thiết. Dưới đây là các bước trong cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà: 

Bước 1: Vệ sinh tay

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác. Nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là phần đầu ngón tay, các chất bẩn và mồ hôi có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Có hai cách để vệ sinh tay:

- Sử dụng xà phòng: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và sau đó lau khô bằng khăn sạch.

- Sử dụng cồn 70 độ: Dùng bông gạc thấm cồn, sau đó lau sạch cả bàn tay.

Lưu ý: Sau khi vệ sinh tay, mẹ bầu cần lau khô tay trước khi dùng máy đo tiểu đường.

Bước 2: Chuẩn bị que thử đường huyết và máy đo 

Các bước chuẩn bị bao gồm:

- Lấy que thử: Mở nắp lọ que thử, lấy một que ra và đóng nắp lại ngay sau đó.

- Kiểm tra que thử: Cắm que thử vào đầu máy đo đường huyết theo chiều mũi tên trên que thử. Máy sẽ tự động khởi động và hiển thị mã số. So sánh mã số trên que thử với mã số trên máy đo. Chỉ sử dụng que thử khi mã số trùng khớp. Khi trên màn hình xuất hiện hình ảnh giọt máu nhấp nháy, máy đã sẵn sàng để đo.

Bước 3: Chuẩn bị kim lấy máu

Lắp kim vào bút lấy máu, xoay nắp bút để điều chỉnh độ sâu của kim sao cho phù hợp với da. Sau khi lấy máu, xoay ngược nắp bút để tháo kim ra.

Bước 4: Lấy máu đầu ngón tay để đo đường huyết

Để lấy máu, mẹ bầu cần:

- Đặt đầu bút có kim vào đầu ngón tay đã sát trùng, bấm lẫy trên nắp hoặc thân bút.

- Nặn nhẹ để lấy giọt máu.

- Đưa giọt máu vào đầu que thử đã gắn trên máy đo đường huyết.

- Chờ máy báo kết quả.

Bước 5: Đọc kết quả chỉ số hiển thị trên máy

Sau khoảng 5 giây, kết quả lượng đường huyết sẽ hiển thị trên màn hình máy đo (thường bằng mmol/l hoặc mg/dl). Mẹ bầu nên ghi lại kết quả và lập bảng theo dõi nồng độ đường huyết để dễ dàng so sánh và theo dõi sự thay đổi.

Thời điểm kiểm tra đường huyết cho mẹ bầu

Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là rất quan trọng để mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

Mẹ bầu mắc tiểu đường trước khi mang thai (type 1, type 2)

Thai phụ mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc  nên kiểm tra đúng thời gianđường huyết

Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường type 1 hoặc type 2 từ trước khi mang thai, mục tiêu hàng đầu là kiểm soát đường huyết thật chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để đạt được mục tiêu này, cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà và thường xuyên là vô cùng quan trọng. Cụ thể:

  • Mục tiêu: Kiểm soát đường huyết chặt chẽ để ngăn ngừa biến chứng cho cả mẹ và bé.
  • Thời điểm kiểm tra: Trước bữa ăn, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Việc đo đường huyết thường xuyên giúp bác sĩ điều chỉnh liều lượng insulin và theo dõi hiệu quả điều trị.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát đường huyết một cách chặt chẽ.

  • Mục tiêu: Phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.
  • Thời điểm kiểm tra: Trước bữa ăn sáng và sau các bữa ăn chính. Việc kiểm tra thường xuyên giúp mẹ bầu nhận biết những thay đổi của đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

Thai phụ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Đối với mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng để có thể can thiệp kịp thời, ổn định đường huyết và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. 

  • Mục tiêu: Phát hiện sớm bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Thời điểm kiểm tra: Nên kiểm tra đường huyết lúc đói ở tuần thứ 14-20 của thai kỳ.

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà là phương pháp hiệu quả giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe nhanh chóng và tiện lợi. Việc thực hiện đúng quy trình không chỉ đảm bảo kết quả chính xác mà còn giúp điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt kịp thời. Hãy chủ động kiểm tra đường huyết tại nhà để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess