Banner Image

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?

  • 12/08/2024

  • 602 Lượt xem

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Việc duy trì chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi. Kiểm soát tốt chỉ số này là chìa khóa để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. 

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ

Trước khi xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh này. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thai phụ không sử dụng đường glucose một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ. 

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

May mắn là, đa số phụ nữ mắc bệnh này sẽ khỏi sau khi sinh. Nhưng nếu tình trạng đường huyết vẫn không ổn định sau 6 tuần sinh, người mẹ có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?

Chỉ số đường huyết thai kỳ là mức đường trong máu của phụ nữ mang thai. Chỉ số này đo lường lượng glucose trong máu trong thời kỳ mang thai. Để biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, thai phụ cần tìm hiểu rõ về các chỉ số khi đo đái tháo đường. 

Trong lần khám thai đầu tiên

Chỉ số đường huyết thai kỳ trong lần khám đầu tiên

Trong lần khám thai đầu tiên, thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định xét nghiệm đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết ngẫu nhiên.

  • Nếu đường huyết đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường lâm sàng. 
  • Nếu đường huyết đói từ 5,1 - 7,0mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. 
  • Nếu đường huyết đói < 5,1mmol/L, thai phụ sẽ được kiểm tra nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống từ tuần thứ 24 đến 28 để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

 Chỉ số tiểu đường khi khám thai từ 24 - 28 tuần tuổi

Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong lần khám thứ hai

Chỉ số đường huyết trong giai đoạn khám thai từ 24 - 28 tuần tuổi thường được đo bằng nghiệm pháp dung nạp glucose theo quy trình sau:

Trước khi thực hiện, thai phụ cần nhịn đói ít nhất 8 giờ, sau đó uống khoảng 75g glucose. Sau 1 giờ và 2 giờ kể từ khi uống, bác sĩ sẽ lấy máu để đo nồng độ glucose và đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Nếu glucose máu lúc đói vượt quá 7mmol/l, thai phụ được chẩn đoán mắc đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu glucose máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ba thời điểm đo vượt ngưỡng sau, thai phụ có thể được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ:
  • Glucose máu lúc đói: trên 5,1 mmol/l.
  • Glucose máu sau 1 giờ: trên 10 mmol/l.
  • Glucose máu sau 2 giờ: trên 8,5 mmol/l.
  • Nếu cả ba chỉ số glucose máu ở ba thời điểm đo đều thấp hơn giá trị giới hạn, thai phụ có thể không mắc tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn

Việc theo dõi sát sao chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là với những mẹ bầu đã mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ cao. Kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn giúp giảm các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu nên nằm trong các giới hạn sau để đảm bảo sức khỏe.

  • Đường huyết đói: Dưới 92 mg/dl (5,1 mmol/l)
  • Đường huyết sau ăn: Dưới 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Đường huyết ngẫu nhiên sau ăn 2 giờ: Dưới 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Nếu sau xét nghiệm, mẹ bầu có 2/3 chỉ số vượt ngưỡng, bác sĩ sẽ chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

==> Tham khảo ngay:

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà chính xác, đơn giản

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần chú ý

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu không nên bỏ qua

Không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ gây biến chứng gì?

Khi không kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn sẽ ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Một trong những hậu quả đáng lo ngại là bé có nguy cơ thừa cân và béo phì cao hơn. Ngoài ra, bé cũng có thể mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và rối loạn đường huyết. Nó khiến bé phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe ngay từ khi mới sinh.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Bên cạnh đó, trẻ sinh ra từ các mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị tụt canxi. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Nguy cơ dị tật thai nhi là một rủi ro lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Rủi ro này còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Đối với mẹ

Khi chỉ số tiểu đường thai kỳ không còn an toàn, nhiều rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra. Một trong những nguy cơ chính là chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp. Nguyên nhân là thai nhi quá lớn gây áp lực lên cơ thể mẹ. Mẹ bầu cũng phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật cao gấp 4 lần so với phụ nữ mang thai bình thường. Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Đái tháo đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ

Khả năng sinh non và sinh mổ cũng tăng cao do thai nhi có phần thân dưới quá lớn. Điều này gây khó khăn trong việc sinh thường. Tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu, những rủi ro không ai mong muốn. Nguy cơ băng huyết sau sinh cũng cần được quan tâm vì có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho mẹ.

Thai phụ nên kiểm tra đường huyết với tần suất như nào?

Bên cạnh thắc mắc về chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, tần suất khám cũng rất quan trọng. Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tần suất kiểm tra có thể khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.

Đối với phụ nữ mang thai bị đái tháo đường trước khi mang thai 

Việc kiểm tra đường huyết cần được thực hiện nhiều lần trong ngày. Cụ thể, mẹ bầu nên kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau mỗi bữa ăn, cũng như trước khi đi ngủ. Việc theo dõi liên tục giúp kiểm soát tốt hơn mức đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng.

Nếu mắc đái tháo đường khi mang thai

Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng trước khi ăn sáng và sau mỗi bữa ăn. Bác sĩ có thể hướng dẫn về thời điểm cụ thể để kiểm tra đường huyết sau khi ăn. Điều này giúp đảm bảo mức đường huyết được duy trì ổn định trong suốt thai kỳ.

Đối với sản phụ bị đái tháo đường type 1

Việc kiểm tra đường huyết cần cẩn trọng hơn trong trường hợp này. Mẹ bầu có thể cần kiểm tra vào lúc nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Điều này giúp phát hiện sớm các biến động đường huyết trong đêm. Bác sĩ có thể khuyên xét nghiệm xeton trong nước tiểu khi đói để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Để kiểm soát lượng đường trong máu, mẹ bầu nên gặp bác sĩ ít nhất mỗi tháng một lần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu gặp thường xuyên hơn. Điều này giúp thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tránh biến chứng có thể xảy ra.

Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ an toàn

Để luôn đảm bảo chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, chế độ ăn phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đặc biệt đến các loại thực phẩm hàng ngày.

Thực phẩm nên ăn

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường

Thai phụ nên chọn các loại thực phẩm để giữ chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn như: 

  • Thịt nạc
  • Sữa chua không đường
  • Đậu hũ
  • Cá nạc
  • Sữa ít béo

Những thực phẩm này cung cấp đủ protein và chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như:

  • Gạo lứt
  • Rau xanh
  • Đậu đỗ
  • Các loại trái cây ít ngọt
  • Rau củ quả

Chất xơ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể bổ sung thêm canxi để hỗ trợ xương và răng cho cả mẹ và bé.

Thực phẩm nên tránh

Để tránh biến chứng tiểu đường thai kỳ và đảm bảo chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, mẹ bầu nên hạn chế các loại thực phẩm gây tăng đường huyết:

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế như: Bánh kẹo, chè, kem và nước ngọt cần được hạn chế tối đa. Những thực phẩm này dễ gây tăng đường huyết nhanh chóng, làm tăng nguy cơ biến chứng. 
  • Các loại thực phẩm nhiều tinh bột như”như: Cơm, mì gói và bánh ngọt, vì chúng có thể góp phần làm tăng đường huyết. 
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, da động vật và thức ăn chiên xào cũng nên được hạn chế để giảm nguy cơ tăng cholesterol và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: Thịt nguội và đồ đóng hộp cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. 
  • Các thức uống kích thích như: Rượu bia, chè đặc, và cà phê cần được tránh hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. 

Việc duy trì chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi thai phụ hiểu rõ và kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, họ có thể giảm nguy cơ biến chứng và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để đạt được mục tiêu này. Một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh bắt đầu từ sự chú ý và chăm sóc đúng cách ngay từ bây giờ.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess