Banner Image

Làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không?

  • 25/07/2024

  • 719 Lượt xem

Làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không là thắc mắc của nhiều người. Lý do là vì tiểu đường là một căn bệnh phổ biến và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Dấu hiệu tiểu đường có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đôi khi lại dễ bị chúng ta bỏ qua. Bài viết dưới đây, Dược phẩm Khang Quốc sẽ chia sẻ đến bạn cách để biết mình có bị tiểu đường hay không.  

Sơ lược về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là hậu quả của sự rối loạn trong quá trình sử dụng insulin. Đây một hormone quan trọng giúp chuyển hóa đường trong máu. Nguyên nhân có thể do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể kháng lại insulin. Nó khiến lượng đường trong máu tăng cao. Từ đó gây tổn hại đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể.

Làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không?

Việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường cực kỳ quan trọng. Điều này giúp bạn có kế hoạch điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không

Khát nước quá mức

Khát nước bất thường

Khát nước nhiều là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh này, lượng đường trong máu tăng cao vượt quá khả năng xử lý của thận. Để loại bỏ lượng đường dư thừa, thận sẽ tăng cường bài tiết nước tiểu.  kéo theo đó là lượng nước trong cơ thể bị mất đi. Do đó, mặc dù đã uống nhiều nước nhưng bạn vẫn cảm thấy khát và miệng khô.

Đi tiểu nhiều lần

Thường xuyên đi tiểu

Một trong những dấu hiệu để biết mình có bị tiểu đường hay không chính là hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận phải làm việc vất vả hơn để lọc bỏ lượng đường dư thừa. Điều này dẫn đến tăng lượng nước tiểu, khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, dù đã uống nhiều nước.

Giảm thị lực

Thị lực giảm

Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà còn gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan khác, trong đó có mắt. Lượng đường huyết cao kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, gây ra các bệnh lý về mắt như:

  • Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể bị mờ đục, làm giảm thị lực.
  • Võng mạc bị tổn thương: Các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ, gây sưng và xuất huyết, dẫn đến mất thị lực.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Nhiều người ăn uống đầy đủ nhưng lại sụt cân bất thường. Vì vậy mà nhiều người lo sợ rằng mình có bị tiểu đường hay không. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng đường glucose để tạo năng lượng. Lượng đường dư thừa bị đào thải qua nước tiểu. Cơ thể huy động mỡ và cơ để cung cấp năng lượng, dẫn đến sụt cân.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Việc không sử dụng hiệu quả đường glucose khiến các tế bào luôn "đói năng lượng". Dù ăn uống đầy đủ, người bệnh tiểu đường vẫn cảm thấy đói và mệt mỏi ngay cả sau khi vừa ăn.

Thường xuyên mệt mỏi và đói

Hay mệt mỏi và đói

Cảm giác đói mệt mỏi kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tiểu đường. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã nghỉ ngơi đầy đủ, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Suy giảm miễn dịch

Miễn dịch suy giảm

Bệnh tiểu đường khiến hệ miễn dịch suy yếu đáng kể. Bệnh khiến cơ thể trở nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virus. Nếu muốn biết mình có bị tiểu đường hay không, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình. Các triệu chứng như nhiễm trùng da, đặc biệt là vùng kín, tê bì chân tay, ngứa ran là những biểu hiện rõ rệt của tình trạng này. Việc không kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Da hay bị ngứa

Da thường xuyên bị ngứa

Đường huyết cao làm bạn khát nước và đi tiểu nhiều. Nó cũng gây ra nhiều vấn đề về da. Khi đường máu tăng, cơ thể mất nước nhiều hơn, dẫn đến da khô, bong tróc và ngứa. Những vết nứt nhỏ trên da có thể là nơi vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt do đường tạo ra kích thích nấm men phát triển, làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.

Khi nào bạn nên đi khám để biết mình có bị tiểu đường hay không?

iệc phát hiện sớm bệnh tiểu đường rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng sau, hãy đi xét nghiệm tiểu đường ngay:

  • Người thừa cân, béo phì
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Người mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đa nang buồng trứng
  • Người ít vận động
  • Người từ 45 tuổi trở lên

Ngay cả khi bạn không thuộc nhóm đối tượng trên, việc đi xét nghiệm tiểu đường định kỳ 1-3 năm một lần cũng là điều cần thiết

Các biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh tiểu đường tuýp 1, chúng ta có thể kiểm soát và giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Thay đổi lối sống, như điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất, có thể giúp cải thiện sức khỏe. Những thay đổi này giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đáng kể.

Phòng bệnh tiểu đường

  • Chế độ ăn lành mạnh: Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tối đa đường, tinh bột, chất béo bão hòa có trong đồ ăn nhanh, đồ ngọt, mỡ động vật.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã rõ hơn về việc làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không. Tiểu đường là một căn bệnh âm thầm nhưng tàn phá. Khi mắc bệnh, cơ thể không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan. Việc biết được các dấu hiệu sẽ giúp hỗ trợ trong quá trình phòng tránh và điều trị. 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess