Hotline đặt hàng
0911 582 36901/08/2024
486 Lượt xem
Làm sao để biết tiểu đường tuýp 2 là câu hỏi của nhiều người. Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này và bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Việc phát hiện sớm bệnh qua những dấu hiệu điển hình sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chữa trị sau này. Trong bài viết dưới đây, Dược phẩm Khang Quốc sẽ chia sẻ đến bạn 8 dấu hiệu nhận biết sớm của tiểu đường type 2.
Trước khi trả lời cho câu hỏi làm sao để biết tiểu đường tuýp 2, bạn cần hiểu rõ về căn bệnh này. Đái tháo đường type 2 là một bệnh mãn tính, thường gặp ở người lớn tuổi và những người thừa cân, béo phì. Bệnh này xảy ra khi cơ thể không sử dụng được đường glucose một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Cơ chế bệnh sinh
==> Xem ngay: Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Tuýp nào nặng nhất?
Song song với câu hỏi làm sao để biết tiểu đường tuýp 2, nhiều người còn thắc mắc về vấn đề ai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Đái tháo đường tuýp 2 là căn bệnh có thể gặp ở nhiều ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên những đối tượng cần đặc biệt lưu ý vì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
Việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta kịp thời điều trị và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải bệnh.
Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh tiểu đường. Thận có chức năng như một bộ lọc, lọc các chất thải và nước thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Đồng thời, thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể trở lại vào máu.
Ở người bình thường:
Ở người bệnh tiểu đường:
Tuy nhiên, đi tiểu nhiều không phải là dấu hiệu duy nhất của bệnh tiểu đường. Có nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng này. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc bệnh tiểu đường, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.
Cảm giác đói liên tục, dù đã ăn no, là một dấu hiệu điển hình và cũng là câu trả lời cho làm sao để biết tiểu đường tuýp 2. Tình trạng đói thường xuyên là hậu quả của sự rối loạn chuyển hóa glucose.
Người bệnh tiểu đường có thể gặp vấn đề với insulin, làm insulin không hoạt động hiệu quả hoặc không đủ. Điều này làm glucose dư thừa trong máu, nhưng tế bào thiếu năng lượng. Kết quả là người bệnh cảm thấy đói liên tục.
Cảm giác khát nước liên tục, đặc biệt khi không vận động, là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Khi đường huyết cao, thận phải làm việc nhiều để lọc đường dư thừa, dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước.
Mất nước kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên khát, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu giúp nhận biết tiểu đường tuýp 2 bao gồm tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi đường huyết cao kéo dài, các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến tê bì và ngứa ran.
Điều đáng lo ngại là tình trạng tê bì, ngứa ran thường xuất hiện âm thầm và tiến triển chậm. Nhiều người không để ý đến những cảm giác khó chịu này cho đến khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cảm giác mệt mỏi kéo dài, dù đã nghỉ ngơi đủ, là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính là cơ thể không thể sử dụng glucose hiệu quả. Khi insulin không hoạt động tốt, glucose tích tụ trong máu nhưng tế bào thiếu năng lượng, gây mệt mỏi kéo dài.
Nhìn mờ là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu nhỏ trong mắt bị tổn thương, gây ra tình trạng nhìn mờ.
Mặc dù tình trạng này có thể cải thiện khi đường huyết ổn định, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu không được điều trị, mắt có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Vết thương lâu lành là một dấu hiệu dễ gặp ở người bệnh tiểu đường loại 2. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường đang gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Đường huyết cao trong thời gian dài làm tổn thương các mạch máu nhỏ, khiến máu lưu thông kém. Điều này làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho vết thương, khiến quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn.
Sự thay đổi cân nặng là một dấu hiệu quan trọng cho biết tình trạng bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường type 1, thiếu insulin dẫn đến sụt cân nhanh chóng do cơ thể không thể sử dụng glucose làm năng lượng.
Ngược lại, bệnh nhân tiểu đường type 2 thường gặp kháng insulin, khiến glucose khó vào tế bào, gây tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Việc theo dõi cân nặng thường xuyên giúp phát hiện sớm bất thường và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời.
Thông qua các dấu hiệu trên, bạn có thể biết mình có mắc tiểu đường tuýp 2 hay không. Nếu bạn thấy có những dấu hiệu này, đừng chủ quan, hãy đến bệnh viện gần nhất để thăm khám.
==> Tham khảo ngay: Bệnh tiểu đường là do đâu? Dấu hiệu nhận biết mình bị tiểu đường
Nếu bạn quá lo lắng về việc làm sao để biết tiểu đường tuýp 2 thì có thể đi làm các xét nghiệm chẩn đoán. Glucose (đường), là nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Nó được chuyển hóa từ các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Lượng đường huyết trong máu luôn cần được duy trì ở mức ổn định để cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sống.
Chỉ số đường huyết bình thường thường dao động trong khoảng:
Nhiều người quan tâm đến câu hỏi: Chỉ số đường huyết nào cho thấy bị tiểu đường type 2?
Lúc này, việc điều trị sớm rất quan trọng để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Sau khi hiểu được làm sao để biết tiểu đường tuýp 2 thì việc tầm soát tiểu đường tuýp 2 là rất quan trọng. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện các biện pháp khác.
Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế tối đa đường tinh luyện, đồ uống có ga, đồ ăn nhanh và sản phẩm từ thịt chế biến sẵn. Đồng thời, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh đường huyết tăng đột ngột.
==> Đọc ngay:
Tiểu đường nên ăn gì? Dinh dưỡng chi tiết cho người tiểu đường
Tiểu đường nên ăn trái cây gì? Hướng dẫn dinh dưỡng chi tiết
Tập luyện thể dục thường xuyên là một trong những cách hiệu quả để giảm lượng đường trong máu.
Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện, chia thành nhiều lần tập nhỏ nếu cần. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu,... Việc ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
Kiểm tra chỉ số tiểu đường thường xuyên giúp theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các biến chứng. Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Dựa vào kết quả, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
Khi chế độ ăn uống và tập luyện chưa đủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Các loại thuốc hạ đường huyết hoặc insulin sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cũng không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
Như vậy, nội dung trên phần nào đã giúp bạn giải đáp vướng mắc làm sao để biết tiểu đường tuýp 2. Phát hiện bệnh sớm và kiên trì nỗ lực sẽ là chìa khóa thành công trong việc kiểm soát đái tháo đường tuýp 2.