Banner Image

Nguyên nhân gì gây tiểu đường, có phải do ăn nhiều đồ ngọt không?

  • 24/07/2024

  • 62 Lượt xem

Nguyên nhân gì gây tiểu đường? Có phải do ăn nhiều đồ ngọt hay là do yếu tố di truyền,... Tiểu đường hiện đang là một trong những căn bệnh phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn mơ hồ về nguyên nhân gây tiểu đường. Có người cho rằng đái tháo đường là do ăn nhiều đường. Song cũng có người nói đấy là bệnh di truyền. Vậy thực hư chuyện này là gì và đâu nguyên nhân gây nên tiểu đường, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Nó làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Khi bị tiểu đường, cơ thể bạn không thể sử dụng hoặc sản xuất hormone insulin một cách hiệu quả. Insulin cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đường (glucose) từ máu vào tế bào để. 

Bệnh đái tháo đường/tiểu đường

Là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay, tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt, tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như tim mạch, huyết áp cao, suy thận, mù lòa, đột quỵ,...

Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân gây tiểu đường là vô cùng quan trọng để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Nhờ đó, người bệnh có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân chia làm 3 loại: Tuýp 1, tuýp 2 và thai kỳ. Tuy nhiên trong đó, tiểu đường tuýp 2 là phổ biến hơn cả (chiếm 90%). Bệnh này liên quan chặt chẽ đến đời sống sinh hoạt và chế độ ăn của người bệnh. Chính vì vậy mà nội dung dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích các nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2. 

Yếu tố di truyền

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, và nó được đưa vào máu bằng insulin. Đây là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Tiểu đường do di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nhạy cảm của một người với bệnh tiểu đường type 2. Đây là nguyên nhân chính gây tiểu đường loại 2. Những người có gen hoặc tổ hợp gen nhất định có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bằng chứng cho thấy vai trò của di truyền bao gồm:

  • Tỷ lệ mắc bệnh cao trong gia đình: Nếu một người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 2, họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tỷ lệ mắc bệnh cao ở cặp song sinh cùng trứng: Cặp song sinh cùng trứng có chung DNA. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở họ rất giống nhau.
  • Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các chủng tộc: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở các chủng tộc khác nhau cũng khác biệt đáng kể.

Thừa cân, béo phì

Thiếu hụt hoạt động thể chất và chế độ ăn uống dư thừa calo là hai nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Đây một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất cho bệnh tiểu đường type 2.

Đái tháo đường do thừa cân, béo phì

Béo phì, đặc biệt là mỡ thừa ở bụng, làm giảm độ nhạy của cơ thể với insulin. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin. Đây nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2.

Kháng insulin

Một trong những nguyên nhân gây tiểu đường là kháng insulin. Đây là tình trạng phổ biến gặp ở những người thừa cân, béo phì, tích tụ nhiều mỡ bụng và ít vận động. Khi đó, các tế bào cơ, mỡ và gan trở nên kém nhạy cảm hoặc hoàn toàn không đáp ứng với insulin - hormone do tuyến tụy sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Để bù đắp cho tình trạng này, tuyến tụy buộc phải tăng cường sản xuất insulin. Nếu tế bào beta (tế bào sản xuất insulin) vẫn có khả năng hoạt động tốt, cơ thể có thể duy trì lượng đường huyết ở mức bình thường. Tuy nhiên, khi chức năng của tế bào beta suy giảm, dẫn đến việc sản xuất insulin không đủ, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Từ đó gây ra bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Sản xuất glucose bất thường ở gan

Cơ thể bình thường sử dụng glucagon. Do tuyến tụy tiết ra khi lượng đường trong máu thấp, để kích thích gan sản xuất glucose và đưa vào máu, giúp cân bằng lượng đường huyết.

Tuy nhiên, ở một số người mắc bệnh tiểu đường, gan có thể sản xuất glucose một cách bất thường, dẫn đến tăng lượng đường huyết. Nguyên nhân chính xác cho tình trạng này vẫn chưa được biết rõ, nhưng có thể liên quan đến kháng insulin hoặc tăng tiết glucagon.

Sản xuất glucose dư thừa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng đường huyết, tổn thương gan,...

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường. Nó còn được gọi là hội chứng kháng insulin. Đây là tình trạng kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm:

  • Mức đường huyết cao: Cao hơn mức bình thường.
  • Mỡ bụng dư thừa: Vòng eo to do tích tụ mỡ bụng.
  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp.
  • Rối loạn mỡ máu: Mức độ cholesterol và triglyceride trong máu bất thường.

Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Tiểu đường có phải là do ăn nhiều đồ ngọt?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, nguyên nhân gây tiểu đường là do ăn nhiều đồ ngọt.  Tuy nhiên ăn nhiều đồ ngọt KHÔNG PHẢI  là nguyên nhân chính gây tiểu đường. Tùy thuộc vào loại tiểu đường mà ảnh hưởng của việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khác nhau.

Ăn nhiều đồ ngọt không gây tiểu đường type 1

Điểm chung của tất cả các loại tiểu đường là nồng độ đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở mỗi loại bệnh lại khác nhau. Vậy, ăn nhiều đồ ngọt có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường type 1 hay không?

Theo các chuyên gia, ăn nhiều đồ ngọt hoàn toàn không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường type 1. Khác với type 2, nguyên nhân chính gây ra type 1 là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy - nơi sản xuất insulin. Khi thiếu insulin, cơ thể không thể chuyển hóa glucose từ máu vào tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Ăn nhiều đồ ngọt dễ gây tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện do hai yếu tố chính. Đó là sự suy giảm chức năng tuyến tụy và kháng insulin của cơ thể. Việc ăn nhiều đồ ngọt không trực tiếp gây ra bệnh. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh qua thừa cân và béo phì.

Lượng đường dư thừa từ đồ ngọt sẽ chuyển hóa thành mỡ nếu không được sử dụng hết. Điều này làm tích tụ mỡ thừa, đặc biệt ở vùng bụng. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây kháng insulin. Kháng insulin cản trở quá trình chuyển hóa glucose vào tế bào. Từ đó làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

Ổn định đường huyết với Ogasure Diabetes

Việc kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định là nỗi trăn trở của tất cả những ai đang mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường cũng khá khó khăn. Hiểu được vấn đề này, Ogasure Diabetes xuất hiện như một người bạn đồng hành cùng người bệnh, an tâm sống khỏe, không lo biến chứng tiểu đường.

Kiểm soát đường huyết cùng Ogasure Diabetest

OgaSure Diabetes, sản phẩm dinh dưỡng đến từ Dược phẩm Khang Quốc, được đặc biệt dành cho người mắc bệnh tiểu đường và tiền đái tháo đường. Với công thức tiên tiến, Ogasure Diabetes cung cấp nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe người bệnh:

  • Kiểm soát đường huyết
  • Bảo vệ và tăng cường thị lực
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Bảo vệ tim mạch
  • Hỗ trợ bảo vệ não bộ
  • Bảo vệ đường tiêu hóa và hệ vận động:

Ogasure Diabetes không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng thông thường mà còn là giải pháp hỗ trợ sức khỏe toàn diện cho người tiểu đường.

⇒ Đặt mua sản phẩm tại đây!

 

Kết luận

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây tiểu đường và việc ăn nhiều đồ ngọt gây nên đái tháo đường là không đúng. Hãy sử dụng đồ ngọt đúng cách và kết hợp chế độ ăn và sinh hoạt khoa học để kiểm soát đường huyết, đảm bảo sức khỏe. 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess