Banner Image

Nhóm thực phẩm đầu bảng tăng sức đề kháng

  • 29/06/2024

  • 597 Lượt xem

Tăng sức đề kháng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là vào mùa dịch bệnh hay thời tiết thay đổi. Chính vì vậy, ăn gì để nâng cao sức đề kháng là thắc mắc của nhiều người. Hãy tham khảo nhóm thực phẩm đầu bảng nâng cao sức đề kháng dưới đây được bác sĩ khuyên dùng.

 

Lý do sức đề kháng suy giảm

Sức đề kháng được ví như một lớp lá chắn của cơ thể. Nó bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên do nhiều yếu tố mà sức đề kháng bị suy giảm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đề kháng yếu? Và cần ăn gì để tăng sức đề kháng, hãy theo dõi ở nội dung dưới đây nhé.

Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch có ba loại: tự nhiên, thu được và thụ động. Mỗi loại đều bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Khi hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị bệnh hơn. Nguyên nhân chính làm giảm sức đề kháng là suy giảm miễn dịch. Suy giảm miễn dịch làm cơ thể dễ mắc bệnh.

Hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến đề kháng yếu

Có hai loại suy giảm miễn dịch: tiên phát và thứ phát.

  • Tiên phát do di truyền và rối loạn tế bào.
  • Thứ phát do điều trị, phẫu thuật, tia X và chấn thương.

Uống nước ít

Uống ít nước sẽ làm giảm sức đề kháng

Nước có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng. Nước làm mát cơ thể và hỗ trợ nhiều quá trình sống như tiêu hóa, tuần hoàn và điều tiết nhiệt độ. Nước còn giúp thận hoạt động hiệu quả, lọc bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Người uống ít nước thường gặp các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi.  Không những thế, nó còn làm suy giảm chức năng thận và dễ mắc bệnh do cơ thể tích tụ độc tố.

Thức đêm

Thức đêm ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể

Thời gian ngủ mỗi đêm rất quan trọng để cơ thể tái tạo năng lượng và loại bỏ độc tố. Giấc ngủ giúp tăng sức đề kháng, các cơ quan phục hồi. Không chỉ vậy, giấc ngủ còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thức khuya thường xuyên làm giảm sản xuất melatonin, hormone. Đây là hai chất giúp điều hòa giấc ngủ và tăng cường hệ miễn dịch. Khi thiếu melatonin, cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu. Từ đó làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và virus, khiến cơ thể dễ bị bệnh.

Căng thẳng, lo âu kéo dài

Stress kéo dài giảm khả năng chống lại mầm bệnh

Vui vẻ, lạc quan, tích cực sẽ giúp tăng sức đề kháng. Ngược lại, stress kéo dài và căng thẳng thường xuyên gây rối loạn nội tiết tố. Nó làm ảnh hưởng đến hormone testosterone và estrogen. Khi các hormone này mất cân bằng, cơ thể không chỉ gặp vấn đề về sinh lý mà còn làm suy giảm hệ miễn dịch. Stress kéo dài làm tăng cortisol, hormone gây căng thẳng. Lâu ngày sẽ dẫn đến giảm khả năng sản xuất tế bào bạch cầu. Điều này khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bệnh tật và khó hồi phục hơn.

Không khí ô nhiễm

Không khí ô nhiễm có thể dẫn đến suy giảm đề kháng

Sống trong một môi trường khỏe sẽ giúp chúng ta tăng sức đề kháng. Chính vì vậy khi thường xuyên hít thở trong môi trường có nhiều khói bụi và hóa chất có thể gây nhiễm bẩn phổi, làm giảm khả năng tăng sinh của hai loại tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch là lymphocyte T và lymphocyte B. Hai loại tế bào này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Thiếu chúng có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch.

Uống quá nhiều kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh làm suy nhược cơ thể

Kháng sinh hữu hiệu trong điều trị nhiễm khuẩn, song cũng làm suy giảm miễn dịch và sức đề kháng. Lạm dụng kháng sinh có thể làm cơ thể suy nhược, suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, tăng sức đề kháng bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là cần thiết.

Nhóm thực phẩm đầu bảng giúp tăng cường sức đề kháng

Để tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, chuyên gia khuyên tăng cường hệ miễn dịch bằng dinh dưỡng giàu Vitamin và khoáng chất.

Nhóm chất đạm

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, cần bổ sung nhiều nhóm thực phẩm. Trong đó, không thể thiếu nhóm chất đạm. Để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ chất đạm cần thiết, nên kết hợp thực phẩm giàu đạm động vật từ gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ đậu phụ. Thịt đỏ như thịt lợn và thịt bò giàu sắt rất tốt cho cơ thể. Chúng giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.

Tăng sức đề kháng bằng bổ sung chất đạm

Nên ăn thịt ở mức vừa phải, không quá 100g/ngày/người trưởng thành để tránh thừa cân và béo phì. Thịt nên chiếm không quá 10% tổng lượng năng lượng cung cấp trong ngày, ưu tiên thịt gia cầm với ít chất béo hơn. Bổ sung chất đạm từ cá và đậu phụ giúp cân bằng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe toàn diện.

Nhóm chất béo

Để duy trì sức khỏe nói chung và tăng sức đề kháng nói riêng, cần duy trì một tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật. Không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các loại chất béo thực vật.

Bổ sung chất béo để tăng sức đề kháng

Mỗi người trưởng thành nên ăn khoảng 25 - 30g dầu và mỡ mỗi ngày, tương đương với khoảng 5 - 6 thìa cà phê. Điều này giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của cơ thể một cách hiệu quả.

Nhóm khoáng chất và vitamin

Nên ăn từ 400-600g rau quả mỗi ngày vì chúng là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng. Vitamin và khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong sức khỏe, dù cơ thể chỉ cần ít nhưng chúng rất quan trọng. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến nhiều bệnh và suy giảm khả năng miễn dịch chống lại virus và vi khuẩn.

Cung cấp vitamin và khoáng chất nâng cao đề kháng

Chính vì vậy việc bổ sung các Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A và E, cùng các khoáng chất như sắt và kẽm, đều giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Nhóm bột đường

Gạo và ngũ cốc nên được bảo quản với lớp cám bên ngoài hạt vì chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 (thiamine). Nhóm bột đường rất cần thiết cho chức năng thần kinh và năng lượng của cơ thể. Lớp cám này cũng cung cấp chất xơ và các khoáng chất quan trọng như magie và kẽm.

Bổ sung các thực phẩm bột đường tăng đề kháng

Năng lượng từ ngũ cốc nên chiếm khoảng 55 - 65% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn. Nó đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây thừa cân hay béo phì. Điều này giúp duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách toàn diện.

==> Tham khảo ngay:

Tăng đề kháng cho người già trẻ nhỏ mùa nắng nóng

10 loại vitamin cần bổ sung cho ngày hè nắng nóng

Sử dụng thực phẩm bổ sung Vitamin Family Gold giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi

Việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và cân đối vô cùng khó. Đây là điều không phải ai cũng có thể làm được, nhất là trong cuộc sống hiện đại và bận rộn ngày nay. Chính vì vậy mà các thực phẩm bổ sung giúp tăng sức đề kháng đã ra đời và được nhiều người tin dùng. Trong đó, Vitamin Family Gold là viên uống bổ sung sức đề kháng cho cả gia đình đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng.

Vitamin Family Gold giúp nâng cao đề kháng cho cả gia đình

Vitamin Family Gold là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và giảm mệt mỏi. Được thiết kế đặc biệt cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Đặc biệt là những người cần bổ sung vitamin, acid amin và khoáng chất. Thành phần của sản phẩm bao gồm Beta Glucan từ nấm men, Vitamin C, Iron hydroxide polymaltose, Calcium từ Tảo biển đỏ,... Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chỉ với mỗi 1- 2 viên/ngày, bạn đã giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Với những trẻ thường xuyên ốm vặt thì đây chính là giải pháp hoàn hảo cho bé yêu.

==> Đặt mua sản phẩm Vitamin Family Gold tăng sức đề kháng cho con yêu ngay tại đây!

Một số lưu ý khi bổ sung thực phẩm tăng đề kháng

Không có thực phẩm nào là hoàn hảo. Vì vậy chúng ta cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Chế độ dinh dưỡng cân đối cần bao gồm các nhóm chất dinh dưỡng: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

  • Bột đường (glucid chiếm 50-60% nhu cầu năng lượng): Nên chọn gạo ít xay để giữ vitamin B và chất xơ, và thay đổi với khoai lang, khoai tây để đa dạng hóa.
  • Chất đạm (protein chiếm 15-20%): Nên kết hợp đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và đạm thực vật (đậu...). Hạn chế thịt đỏ để tránh các bệnh ung thư, tim mạch, gout,...
  • Chất béo (lipid chiếm 20-30%): Nên giảm mỡ động vật, ưu tiên chất béo chưa bão hòa như omega-3, omega-6, omega-9 (từ dầu oliu, dầu hướng dương,...).
  • Vitamin và khoáng chất: Các nguồn phong phú là rau xanh và quả chín.

Ngoài ra, nên bổ sung đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày). Bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, đường. Thói quen xấu như thức khuya, bỏ bữa, ít vận động cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Kết luận

Để tăng sức đề kháng, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cần thực hiện thường xuyên các bài tập thể dục, tránh stress và lo âu, cũng như giảm thiểu việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess