Banner Image

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì?

  • 19/08/2024

  • 59 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là câu hỏi quan trọng với nhiều mẹ bầu. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để kiểm soát mức đường huyết. Cùng khám phá ngay những thực phẩm vàng mà bà bầu thai kỳ nên ăn ăn ở bài viết dưới đây nhé. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ bầu nên hiểu rõ về căn bệnh này. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều đường hơn để nuôi bé. Nhưng nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ và thường hết sau khi sinh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Các mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh này bao gồm:

  • Mẹ bầu béo phì hoặc thừa cân
  • Trong gia đình đã có người bị tiểu đường
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
  • Đã từng sinh con với trọng lượng trên 4kg
  • Có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc sinh con bị dị tật
  • Trên 35 tuổi
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

==> Đọc ngay: 

Phân biệt các loại tiểu đường: Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần chú ý

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu không nên bỏ qua

Đái tháo đường thai kỳ gây biến chứng gì? 

Bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, nhiều mẹ bầu băn khoăn về việc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì.

Biến chứng do đái tháo đường thai kỳ gây nên

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường thai kỳ gây nên:

  • Thai nhi quá lớn: Lượng đường trong máu mẹ cao khiến bé hấp thụ quá nhiều đường. Điều này dẫn đến bé phát triển nhanh và to hơn bình thường, gây khó khăn cho quá trình sinh nở, có thể dẫn đến:

+ Kẹt vai: Vai bé quá to khiến việc sinh thường trở nên khó khăn. Điều này có thể gây khó khăn khi sinh, làm chấn thương cho cả mẹ và bé.
+ Băng huyết sau sinh: Mẹ dễ bị băng huyết do tử cung co bóp kém hiệu quả.

  • Tăng nguy cơ sinh mổ: Nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Điều này kéo theo thời gian hồi phục lâu hơn.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, khiến thai nhi chậm lớn trong bụng mẹ.
  • Đường huyết không ổn định: Đường huyết của bé có thể bị hạ đột ngột sau khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Mẹ bầu từng mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tái phát ở các lần mang thai sau. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, mẹ dễ bị béo phì sau sinh.
  • Nguy cơ sảy thai và thai lưu: Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giúp ổn định đường huyết và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Rau xanh: Là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Các loại rau như rau bina, cải xanh, cà rốt... không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
  • Hạt và đậu: Hạt chia, đậu xanh, hạt lanh, đậu đỏ,... là những nguồn protein thực vật và chất xơ tuyệt vời. Chúng giúp bạn no lâu hơn và ổn định đường huyết.
  • Thịt nạc, cá, và các sản phẩm từ đậu nành: Cung cấp protein cần thiết cho cơ thể, giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào.
  • Trái cây ít đường: Lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như dâu tây, việt quất, táo... để vừa cung cấp vitamin, khoáng chất vừa không làm tăng đường huyết quá nhanh.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo: Cung cấp canxi và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương của bé.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Là những lựa chọn tuyệt vời vì chúng giàu chất xơ và các vitamin nhóm B.
  • Dầu thực vật tốt: Dầu olive, dầu hạt lanh giúp giảm viêm và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Những thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường nên tránh xa

Bên cạnh thắc mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, thì những thực phẩm kiêng kỵ cũng dược quan tâm. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế các loại thực phẩm làm tăng đường huyết như:

  • Đồ ngọt: Tránh xa các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, bánh mì trắng, và gạo trắng, vì chúng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.  
  • Đồ tinh bột: Hạn chế ăn khoai tây, khoai lang, bún, mì, và bắp. Những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột, dễ chuyển hóa thành đường trong cơ thể.
  • Đồ béo: Tránh các loại thịt mỡ, da gà, và đồ chiên rán, vì chúng không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn góp phần tăng cân không lành mạnh.
  • Đồ ăn nhanh và chế biến sẵn: Các loại hamburger, xúc xích và đồ hộp thường chứa nhiều đường, muối và chất béo xấu, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Đồ uống có ga và có cồn: Nước ngọt, bia, và rượu cần được loại bỏ khỏi thực đơn vì chúng không chỉ tăng đường huyết mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Đồ ăn nhiều muối: Các loại đồ hộp, đồ muối chua nên hạn chế vì muối nhiều sẽ làm tăng huyết áp, gây nguy cơ cao cho sức khỏe.
  • Đồ uống có nhiều caffeine: Cà phê và trà đặc cần được giảm bớt, vì caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của thai nhi.
  • Đồ ăn có chất phụ gia: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất phụ gia và phẩm màu vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đái tháo đường

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chế độ ăn khoa học. Điều này giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ

Là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bữa sáng giúp mẹ bầu có đủ năng lượng cho cả ngày dài. Để kiểm soát đường huyết, mẹ bầu nên ưu tiên các món ăn sau:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, bánh mì đen,... cung cấp chất xơ giúp no lâu và ổn định đường huyết.
  • Protein lành mạnh: Trứng, thịt gà nạc, cá hồi... giúp xây dựng cơ thể và duy trì cảm giác no.
  • Rau xanh và trái cây ít ngọt: Cà rốt, dưa chuột, táo xanh... cung cấp vitamin và khoáng chất. 

Ví dụ: Yến mạch nấu với sữa không đường, một quả trứng luộc và một ít trái cây.

Thực đơn bữa trưa cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé yêu. Để giữ đường huyết ổn định, mẹ bầu nên chọn:

  • Tinh bột chậm tiêu: Gạo lứt, khoai lang,mì soba,... giúp đường huyết không tăng quá nhanh và đột ngột.
  • Protein nạc: Thịt gà, thịt lợn,... bổ sung nguồn protein dồi dào.
  • Rau củ đa màu sắc: Cải xanh, cà rốt, bí đỏ... giàu vitamin và khoáng chất.

Ví dụ: Cơm gạo lứt, cá hấp, rau xào.

Thực đơn bữa tối cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa tối nên nhẹ nhàng để cơ thể nghỉ ngơi và tiêu hóa tốt. Mẹ bầu có thể chọn các món ăn gợi ý sau:

  • Cá hấp hoặc thịt gà nướng: Cung cấp protein dễ tiêu hóa.
  • Rau xanh luộc hoặc xào: Giàu chất xơ và vitamin.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp năng lượng chậm.

Ví dụ: Cá diêu hồng hấp, rau cải luộc, cơm gạo lứt.

Thực đơn bữa phụ cho bà bầu đái tháo đường thai kỳ

Giữa các bữa chính, mẹ bầu có thể ăn nhẹ để tránh cảm giác đói và giữ đường huyết ổn định. Một số gợi ý:

  • Trái cây tươi: Táo, lê, cam...
  • Sữa chua không đường: Bổ sung canxi.
  • Hạt chia ngâm: Giàu chất xơ và omega-3.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì. Việc kiểm soát đường huyết tốt giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu phát triển toàn diện. Chế độ ăn chỉ là một phần, mẹ bầu cần tập thể dục đều đặn.  Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess