Banner Image

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?

  • 01/08/2024

  • 84 Lượt xem

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2: Hai cái tên, hai căn bệnh, nhưng cùng một căn nguyên là đường huyết cao. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa 2 loại bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào để có những kiến thức cần thiết trong việc phòng ngừa và điều trị. 

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Trước khi hiểu rõ tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào, bạn cần phải hiểu về căn bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu cao. Điều này xảy ra do sự khiếm khuyết trong việc sản xuất insulin, sự kháng insulin của các tế bào hoặc cả hai yếu tố trên. Việc chuyển hóa đường thành năng lượng sẽ do hormone Insulin đảm nhiệm.

Bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường là do sự rối loạn trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng insulin. Cụ thể:

  • Thiếu insulin: Tế bào beta của tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Kháng insulin: Các tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin, khiến insulin không thể thực hiện chức năng chuyển hóa đường hiệu quả.

Phân loại bệnh tiểu đường

Phân loại đái tháo đường

Bệnh tiểu đường được phân loại như sau:

  • Đái tháo đường type 1: Xảy ra do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn.
  • Đái tháo đường type 2: Xuất hiện do giảm chức năng của tế bào beta tụy trên nền tảng đề kháng insulin.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ, không có dấu hiệu đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước đó.
  • Đái tháo đường do nguyên nhân khác: Bao gồm đái tháo đường sơ sinh hoặc do sử dụng thuốc và hóa chất, như glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS, hoặc sau khi cấy ghép mô.

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?

Cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận, tim mạch và thần kinh. Tuy nhiên, hai loại bệnh này có những điểm khác biệt cơ bản. 

Đặc điểm

Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 2

Nguyên nhân

Bệnh tự miễn, phá hủy tế bào beta tuyến tụy

Kháng insulin và tế bào beta bị suy giảm chức năng

Độ tuổi mắc bệnh

Thường gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em

Thường gặp ở người trưởng thành, nhất là người trung niên và lớn tuổi

Triệu chứng khởi phát

Khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân nhanh, mệt mỏi

Dần dần, âm thầm, có thể không có triệu chứng rõ ràng

Chỉ số C-peptide

Thấp hoặc không đo được

Bình thường hoặc tăng

Điều trị

Bắt buộc dùng insulin

Thay đổi lối sống, thuốc uống, insulin (nếu cần)

Phòng ngừa

Chưa có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Kiểm soát cân nặng, ăn kiêng, tập luyện đều đặn

Tiểu đường tuýp 1 phát triển như nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh tự miễn. Có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể lại tấn công chính các tế bào của mình. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy là "kẻ thù".

Co chế bệnh tiểu dường type 1

Các tế bào beta bị tấn công liên tục khiến tuyến tụy dần mất khả năng sản xuất insulin. Do thiếu insulin, người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin từ bên ngoài để duy trì sự sống. Đây cũng là một trong những điểm khác nhau của 2 loại tiểu đường. Đồng thời điều này cũng giúp giải đáp được thắc mắc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào. 

Đọc ngay: Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?

Đái tháo đường tuýp 2 phát triển như nào?

Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch của người bệnh tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta sản xuất insulin. Thay vào đó, vấn đề nằm ở việc cơ thể kháng insulin.

Cơ chế bệnh đái tháo đường tuýp 2

Ban đầu, khi cơ thể kháng insulin, tuyến tụy sẽ cố gắng bù đắp bằng cách tăng sản xuất insulin. Tuy nhiên, theo thời gian, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy sẽ suy giảm dần.

Khi cả hai yếu tố kháng insulin và suy giảm chức năng tế bào beta cùng xảy ra, lượng đường trong máu sẽ không được kiểm soát, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đọc ngay: Tiểu đường tuýp 2 chỉ số là bao nhiêu?

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Sau khi biết được câu trả lời cho tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào chúng ta cần tìm hiểu rõ về cách chữa trị cho cả 2 loại. Ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 sẽ được điều trị như sau: 

Điều trị bằng insulin

Tất cả người bệnh tiểu đường type 1 đều cần sử dụng insulin suốt đời. Lý do là vì tuyến tụy của họ đã bị tổn thương và không thể tự sản xuất insulin nữa. Insulin được tiêm trực tiếp dưới da để giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng.

Tiêm Insulin cho người bệnh tiểu đường tuýp 1

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tiêm insulin đúng cách, bao gồm việc lựa chọn vị trí tiêm và kỹ thuật tiêm. Bạn cũng có thể sử dụng máy bơm insulin, một thiết bị nhỏ gọn giúp bơm insulin liên tục vào cơ thể theo một chương trình cài đặt sẵn.

Theo dõi đường huyết

Để kiểm soát tốt đường huyết, bạn cần thường xuyên theo dõi bằng máy đo đường huyết. Hiện nay, có các loại máy theo dõi đường huyết liên tục giúp bạn kiểm tra lượng đường trong máu mọi lúc mọi nơi.

Điều trị các vấn đề kèm theo

Ngoài việc điều trị bằng insulin, người bệnh tiểu đường type 1 có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc khác để kiểm soát các vấn đề sức khỏe kèm theo như cholesterol cao, huyết áp cao hoặc các biến chứng khác của bệnh.

Điều trị tiểu đường tuýp 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, việc tuân thủ lối sống khoa học, lành mạnh là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng.

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc thăm khám định kỳ rất quan trọng. Khi khám lại, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng bệnh. Từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra. 

Điều trị đái tháo đường loại 2

Cũng giống như người bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết để tăng cường hiệu quả điều trị. Người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm sữa dành riêng cho người bị tiểu đường. Trong đó Ogasure Diabetes đang được rất nhiều người tin dùng. 

Đây là thực phẩm bổ sung giúp kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó Ogasure Diabetes còn bảo vệ và tăng cường thị lực, bảo vệ tim mạch,  tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ não bộ, bảo vệ đường tiêu hóa và hệ vận động.

Ogasure Diabetes hỗ trợ kiểm soát đường huyết

==> Mua sản phẩm TẠI ĐÂY!

Những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 nên tránh

Biết được tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên có trong bữa ăn của người tiểu đường:

Đường và thực phẩm giàu đường:

  • Các loại đường tinh luyện: Đường trắng, đường nâu, mật ong, siro…
  • Đồ ngọt: Kẹo, bánh ngọt, kem, sô cô la…
  • Nước uống có ga: Nước tăng lực, coca,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Bánh mì ngọt, bánh quy, đồ hộp...

Tinh bột đơn giản:

  • Bánh mì trắng, bánh mì kẹp, bánh mì ngọt
  • Mì gói, mì ăn liền
  • Gạo trắng, khoai tây chiên,...

Thực phẩm giàu chất béo:

  • Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn
  • Đồ ăn chiên rán
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, mỡ động vật

Đồ uống có đường:

  • Nước ngọt có ga
  • Nước trái cây đóng hộp (do chứa nhiều đường)
  • Rượu bia

Thực phẩm chế biến sẵn:

  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối, đường và chất bảo quản

==> Xem ngay: Tiểu đường nên ăn gì? Dinh dưỡng chi tiết cho người tiểu đường

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?  Việc phân biệt chính xác hai loại bệnh này sẽ giúp người bệnh cũng như các bác sĩ đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng ( 0 )
Bác sĩ của bạn
phone mess