Hotline đặt hàng
0911 582 36935
04/10/2024
115 Lượt xem
Triệu chứng viêm dạ dày HP hay Viêm dạ dày HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng. Đặc biệt là viêm loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời. Helicobacter pylori là loại vi khuẩn có thể sống trong môi trường acid của dạ dày. Gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc dạ dày. Hiện nay, tình trạng nhiễm khuẩn HP đang ngày càng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy, triệu chứng viêm dạ dày HP dễ nhận biết nhất là gì? Hãy cùng Dược Khang Quốc tìm hiểu chi tiết về nội dung này nhé!
Triệu chứng đau thượng vị là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của viêm dạ dày HP. Vị trí của vùng thượng vị nằm ở ngay dưới xương ức và bên phía trên rốn. Cảm giác đau ở vùng này có thể là âm ỉ hoặc dữ dội. Đặc biệt sau khi ăn, uống rượu bia hoặc khi đói. Triệu chứng đau có thể lan ra vùng lưng, vai và gây khó chịu kéo dài.
Nhiều bệnh nhân viêm dạ dày HP thường cảm thấy buồn nôn. Đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau khi ăn quá no. Nôn mửa có thể xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng,. Dẫn đến việc cơ thể muốn đào thải những chất gây hại ra ngoài. Trong nhiều trường hợp, tình trạng nôn mửa còn đi kèm với cảm giác mệt mỏi và chán ăn.
Viêm dạ dày HP thường gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó triệu chứng ợ hơi, ợ chua rất phổ biến. Khi vi khuẩn HP gây viêm loét, sự tiết acid dạ dày sẽ tăng lên. Dẫn đến tình trạng ợ chua. Ngoài ra, việc tiêu hóa thức ăn không tốt cũng khiến dạ dày tạo ra nhiều khí, gây ợ hơi thường xuyên.
Khi vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, chán ăn. Việc tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn làm cho cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Dẫn đến sụt cân không rõ nguyên nhân. Điều này có thể kéo dài nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một trong những triệu chứng viêm dạ dày HP dễ nhận biết khác là đầy bụng và khó tiêu. Sau khi ăn, bệnh nhân thường cảm thấy dạ dày bị căng chướng, khó chịu, dù ăn không nhiều. Điều này là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khả năng tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu hóa thức ăn.
Triệu chứng này xuất hiện khi viêm dạ dày HP đã tiến triển nghiêm trọng và gây loét, chảy máu niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân có thể nhận thấy máu trong phân hoặc phân có màu đen. Điều này là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa. Khi gặp triệu chứng này, cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Vì tình trạng chảy máu dạ dày có thể đe dọa tính mạng.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể tạo ra nhiều hợp chất gây mùi, làm cho hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu. Dù đánh răng kỹ hay súc miệng thường xuyên, mùi hôi vẫn không thể hết vì nó xuất phát từ sâu bên trong dạ dày. Triệu chứng này thường khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
Lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất là qua đường miệng. Người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn do sử dụng thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn HP. Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn HP có thể lây lan qua nước bọt hoặc chất nôn của người nhiễm. Do đó, việc tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như chén, đũa, ly uống nước có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Các loại thuốc chống viêm được sử dụng lâu dài, không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin. Sẽ có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Những loại thuốc này làm giảm sự bảo vệ của lớp niêm mạc dạ dày. Trước sự tấn công của acid và vi khuẩn.
Một trong những biến chứng phổ biến của viêm dạ dày HP là loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Tạo ra các vết loét, gây đau đớn và khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời. Loét có thể tiến triển thành những tổn thương lớn hơn. Gây chảy máu và thậm chí là thủng dạ dày.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm dạ dày HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây viêm mãn tính. Lâu dài sẽ dẫn đến sự biến đổi ác tính của các tế bào niêm mạc dạ dày. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm dạ dày HP.
Khi có những triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày HP. Việc đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm hơi thở. Xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày là vô cùng cần thiết. Điều này giúp chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
Vi khuẩn HP có thể được tiêu diệt bằng cách sử dụng kháng sinh đặc trị. Cùng với thuốc ức chế acid để làm giảm lượng acid trong dạ dày. Tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày phục hồi. Điều trị viêm dạ dày HP thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Song đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đọc thêm:
Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm dạ dày HP, người bệnh nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ ăn cay nóng. Thực phẩm chiên xào, nước có ga và rượu bia. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nước uống sạch và tránh ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là cách hiệu quả. Để ngăn ngừa vi khuẩn HP lây nhiễm.
Viêm dạ dày HP là một căn bệnh phổ biến và có nhiều triệu chứng dễ nhận biết. Từ đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi đến khó tiêu và máu trong phân. Dù là nhẹ hay nặng thì khi có các triệu chứng dấu hiệu. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của Dược Khang Quốc, nếu bài viết hữu ích hãy chia sẻ tới người thân, đồng nghiệp.